12 Bài Giáo Lý Căn Bản

08. Mười Điều Răn

12baigiaolycanban08

12 Bài Giáo Lý Căn Bản - 8. Mười Điều Răn

1. Mười điều răn là gì? Được chép ở đâu?
Mười điều răn là mười điều căn bản của Bản Luật Pháp mà Đức Chúa Trời ban cho dân Do Thái và loài người để làm tiêu chuẩn cho cuộc sống của họ và được chép ở
Xuất Ê-díp-tô Ký 20:1-17.

2. Mục đích của Mười Điều Răn là gì?
Mục đích của 10 Điều Răn là ấn định:

a. Bổn phận của con người đối với Chúa: Điều răn 1-4.

b. Bổn phận của các ngươi đối với nhau: Điều răn Xuất Ê-díp-tô Ký 5:10.

3. Đại ý của Mười Điều Răn là gì?
Yêu Chúa và yêu người liên can như mình.
"Thưa rằng: Ngươi phải hết lòng, hết linh hồn, hết sức, hết trí mà kính mến Chúa là Đức Chúa Trời ngươi; và yêu người lân cận như mình" (
Lu-ca 10:27).

4. Điều răn thứ nhất là gì và có ý nghĩa gì?
Điều răn thứ nhất: 
"Trước mặt Ta, ngươi chớ có các thần khác."
Chúa dạy con người phải tin Chúa, yêu Chúa, vâng lời Chúa và thờ phượng một mình Ngài.

"Ngươi phải thờ phượng Chúa là Đức Chúa Trời ngươi, và chỉ hầu việc một mình Ngài mà thôi." (Ma-thi-ơ 4:10)

5. Điều răn thứ hai là gì và có ý nghĩa gì?
Điều răn thứ hai: 
"Ngươi chớ làm tượng chạm cho mình... Ngươi chớ quì lạy trước các hình tượng đó và cũng đừng hầu việc chúng nó ".
Điều răn thứ hai dạy chúng ta không được làm bất cứ hình tượng nào, cũng không được thờ phượng các hình tượng đó và không để bất cứ điều gì lên địa vị của Đức Chúa Trời.
"Chớ yêu thế gian, cũng đừng yêu các vật ở thế gian nữa; nếu ai yêu thế gian, thì sự kính mến Đức Chúa Cha chẳng ở trong người ấy. " (
1 Giăng 2:15)

"Hình tượng chúng nó bằng bạc bằng vàng, Là công việc tay người ta làm ra. Hình tượng có miệng mà không nói; Có mắt mà chẳng thấy; Có tai mà không nghe; Có lỗ mũi mà chẳng ngửi; Có tay, nhưng không rờ rẫm; Có chơn, nào biết bước đi; Cuống họng nó chẳng ra tiếng nào. Phàm kẻ nào làm hình tượng, và nhờ cậy nơi nó. Đều giống như nó. " (Thi-thiên 115:4-8)

"Vậy, bởi chúng ta là dòng dõi Đức Chúa Trời, thì chớ nên ngờ rằng Chúa giống như vàng, bạc, hay là đá, bởi công nghệ và tài xảo của người ta chạm trổ nên. Vậy thì, Đức Chúa Trời đã bỏ qua các đời ngu muội đó, mà nay biểu hết thảy các người trong mọi nơi đều phải ăn năn" (Công-vụ các Sứ-đồ 17:29-30).

6. Điều răn thứ ba là gì và dạy chúng ta điều gì?
Điều răn thứ ba: 
"Ngươi chớ lấy danh Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi mà làm chơi."
Chúa dạy chúng ta không được gọi Danh Ngài vô cớ, không được nhơn danh Ngài mà nói hoặc làm cách không xứng đáng. Nhưng chúng ta phải bày tỏ lòng tôn kính Đức Chúa Trời trong tư tưởng, thái độ, ngôn ngữ và hành động.

7. Điều răn thứ tư thế nào và có ý nghĩa gì?
Điều răn thứ tư: 
"Hãy nhớ ngày nghỉ đặng làm nên ngày thánh."
Chúa dạy dân sự của Ngài phải giữ ngày thứ bảy làm ngày nghỉ. Chữ "Sa-bát" có nghĩa là "nghỉ."

Trong thời Cựu Ước, dân Do Thái đã tuân giữ thư thế nhưng Hội thánh thời Tân Ước đã giữ ngày thứ nhất trong tuần lễ - ngày Chúa Nhật - làm ngày nghỉ và thờ phượng vì:
a. Chúa Giê
-xu sống lại vào ngày thứ nhất.

"Sau ngày Sa-bát, ngày thứ nhứt trong tuần lễ, lúc tưng tưng sáng, có Ma-ri Ma-đơ-len và Ma-ri khác đến thăm mộ... Ngài không ở đây đâu; Ngài sống lại rồi, như lời Ngài đã phán" (Ma-thi-ơ 28:1, 6a).
b. Đức Thánh Linh giáng lâm và thành lập Hội Thánh vào ngày thứ nhất. Lễ Ngũ Tuần nhằm ngày Chúa Nhật.

"Đến ngày lễ Ngũ Tuần, môn đồ nhóm họp tại một chỗ" (Công-vụ các Sứ-đồ 2:1).
"Hết thảy đều được đầy dẫy Đức Thánh Linh, khởi sự nói các thứ tiếng khác, theo như Đức Chúa Trời cho mình nói" (Công-vụ các Sứ-đồ 2:4).

c. Phao-lô nhóm với Hội thánh vào ngày Chúa Nhật.
"Ngày thứ nhứt trong tuần lễ, chúng ta đang nhóm lại để bẻ bánh; Phao
-lô phải đi ngày mai, nên người nói chuyện với các môn đồ, và cứ giảng luôn cho đến nữa đêm" (Công-vụ các Sứ-đồ 20:7)
d. Phao-
lô yêu cầu Hội thánh quyên trợ tài chánh cho các Thánh Đồ vào ngày thứ nhất.
"Cứ ngày đầu tuần lễ mỗi một người trong anh em khá tùy sức mình chắt lót được bao nhiêu thì để dành tại nhà mình, hầu cho khỏi đợi khi tôi đến rồi mới góp" (
I Cô-rinh-tô 16:2).
e. Nhằm ngày của Chúa, Chúa Giê-xu hiện ra với Giăng tại đảo Bát-
"Nhằm ngày của Chúa, tôi được Đức Thánh Linh cảm hóa, nghe đằng sau có tiếng kêu vang, như tiếng loa" (
Khải-huyền 1:10).
Như thế, Chúa đòi hỏi chúng ta phải dành riêng ngày Chúa Nhật để thờ phượng, học hỏi Lời Chúa và phục vụ Ngài.

8. Điều răn thứ năm nói gì và ý nghĩa ra sao?
Điều răn thứ năm: 
"Hãy hiếu kính cha mẹ ngươi".
Chúa muốn chúng ta yêu mến, tôn trọng và hết lòng phụng dưỡng cha mẹ lúc còn sống. Khi ông bà, cha mẹ qua đời, chúng ta phải lo an táng chu đáo. Sau đó, chúng ta phải sống hòa thuận trong gia đình, dòng họ, láng giềng, làm những điều tốt đẹp cho rạng rỡ dòng họ mình.

9. Tại sao chúng ta không được cúng bái ông bà, cha mẹ?
Cúng bái ông bà cha mẹ là vi phạm điều răn thứ nhất và thứ nhì của Chúa.

10. Điều răn thứ sáu là gì và ý nghĩa ra sao?
Điều răn thứ sáu: 
"Ngươi chớ giết người."
Chúa muốn chúng ta phải tôn trọng sự sống mà Ngài ban cho chúng ta và kẻ khác. Chúng ta không được có tư tưởng, thái độ, ngôn ngữ và hành động nào gây tổn hại cho chính mình và cho người khác, cả tâm linh lẫn thể xác.

"Các ngươi có nghe lời phán cho người xưa rằng: Ngươi chớ giết ai; và rằng: Hễ ai giết người thì đáng bị tòa án xử đoán. Song ta phán cho các ngươi: Hễ ai giận anh em mình thì đáng bị tòa án xử đoán; ai mắng anh em mình là đồ điên, thì đáng bị lửa địa ngục hình phạt" (Ma-thi-ơ 5:21-22).

"Ai ghét anh em mình, là kẻ giết người; anh em biết rằng chẳng một kẻ nào giết người có sự sống đời đời ở trong mình" (1 Giăng 3:15).

11. Điều răn thứ bảy nói gì và có sự dạy dỗ gì? Điều răn thứ bảy: "Ngươi chớ phạm tội tà dâm."

Tà dâm là:

a. Chưa làm lễ hôn phối mà đã ăn ở với nhau.
b. Đã có gia đình mà còn tư tình với người khác.
"Mọi người phải kính trọng sự hôn nhân, chốn quê phòng chớ có ô uế, vì Đức Chúa Trời sẽ đoán phạt kẻ dâm dục cùng kẻ phạm tội ngoại tình" (
Hê-bơ-rơ 13:4).
c. Bỏ vợ, bỏ chồng mà không phải do tội ngoại tình để lấy vợ, lấy chồng khác.
"Vả, ta phán cùng các ngươi, nếu ai để vợ mình không phải vì cớ ngoại tình, và cưới vợ khác, thì người ấy phạm tội tà dâm; và hễ ai cưới người bị để, thì phạm tội ngoại tình" (
Ma-thi-ơ 19:9).
d. Theo chế độ đa thê.
"Vả, hơi sống của Đức Chúa Trời dầu có dư dật, chỉ làm nên một người mà thôi. Nhưng vì sao chỉ làm một người? Ấy là vì tìm một dòng dõi thánh. Vậy các ngươi khá
cẩn thận trong tâm thần mình; chớ đãi cách phỉnh dối với vợ mình lấy lúc tuổi trẻ" (Ma-la-chi 2:15).
Chúng ta phải sử dụng khả năng của thân thể theo ý muốn của Ngài chớ không được theo ý riêng mình. Không được có tư tưởng tà dâm, vì hành động chỉ là thể hiện những gì đã tích lũy trong lòng đến mức độ không còn kiềm chế được.
"Song ta phán cho các ngươi biết: Hễ ai ngó đàn bà mà động tình tham muốn, thì trong lòng đã phạm tội tà dâm cùng người rồi" (
Ma-thi-ơ 5:28).
"Đoạn, lòng tư dục cưu mang, sanh ra tội ác; tội ác đã trọn, sanh ra sự chết" (Gia-cơ 1:15).

12. Điều răn thứ tám là gì và có ý nghĩa như thế nào? Điều răn thứ tám: "Ngươi chớ trộm cướp."

Chúng ta không được chiếm đoạt bất cứ điều gì không thuộc quyền sở hữu của mình, nhưng phải thành thật và công bằng trong mọi giao tế. Vì ép công giá của người khác, làm việc không hết lòng, cân non, đo thiếu, trốn thuế... cũng là trộm cướp.

"Kìa, tiền công con gặt gặt ruộng anh em, mà anh em đã ăn gian, nó kêu oan, và tiếng kêu của con gặt đã thấu đến tai Chúa các cơ binh. Anh em đã sống trên thế gian ăn uống vui sướng và xa xỉ, anh em đã làm cho lòng mình no nê trong ngày chém giết; anh em đã luận tội và đã giết người công bình, mà người chẳng cự lại" (Gia-cơ 5:4-6).

"Các ngươi chớ phạm sự bất nghĩa trong việc xét đoán, hoặc sự đo, sự cân, hay là sự lường" (Lê-vi Ký 19:35).

13. Điều răn thứ chín dạy gì và có ý nghĩa ra sao?
Điều răn thứ chín: 
"Ngươi chớ nói chứng dối."
Con cái của Chúa không được nói chứng dối, không được hùa theo phe đông để bóp méo sự thật, hoặc cậy quyền mà vu khống hay yên lặng để gây lầm lẫn kẻ khác. "Chứng gian sẽ chẳng thoát khỏi bị phạt; Và kẻ buông lời giả dối sẽ bị hư mất" (Châm-ngôn 19:9).

14. Điều răn thứ mười là gì và ý nghĩa ra sao?
Điều răn thứ mười: 
"Ngươi chớ tham lam."
-đốc nhân không được tham muốn bất cứ điều gì của người khác, không được có tư tưởng ganh tị hay hành động ích kỷ, nhưng phải bằng lòng với những gì Chúa ban cho mình.

"Vả, sự tôn kính cùng sự thỏa lòng ấy là một lợi lớn. Vì chúng ta ra đời chẳng đem gì theo, chúng ta qua đời cũng chẳng đem gì đi được. Như vậy, miễn là đủ ăn đủ mặc thì phải thỏa lòng; Còn như kẻ muốn nên giàu có, ắt sa vào sự cám dỗ, mắc bẫy dò, ngã trong nhiều sự tham muốn vô lý thiệt hại kia, là sự làm đắm người ta vào sự hủy diệt hư mất. Bởi chưng sự tham tiền bạc là cội rễ mọi điều ác, có kẻ vì đeo đuổi nó mà bội đạo, chuốc lấy nhiều điều đau đớn" (I Ti-mô-thê 6:6-10).

15. Vì chúng ta không thể vâng giữ các điều răn cách trọn vẹn, các điều răn nầy có giúp ích gì không?
Vì chúng ta không thể vâng giữ các điều răn cách trọn vẹn, chúng ta nhận biết rõ ràng sự thất bại của chúng ta trước tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời và chúng ta nhờ cậy sự cứu chuộc của Đấng Christ.

"Vì chẳng có một người nào bởi việc làm theo luật pháp mà sẽ được xưng công bình trước mặt Ngài, vì luật pháp cho người ta biết tội lỗi" (Rô-ma 3:20).
"Cảm tạ Đức Chúa Trời, nhờ Đức Chúa Jêsus Christ, là Chúa chúng ta! Như vậy, thì chính mình tôi lấy trí khôn phục luật pháp của Đức Chúa Trời, nhưng lấy xác thịt phục luật pháp của tội lỗi" (Rô-ma 7:25).

Câu gốc của bài học:
"Ngươi phải hết lòng, hết linh hồn, hết sức, hết trí mà kính mến Chúa là Đức Chúa Trời ngươi; và yêu người lân cận như mình" (Lu-ca 10:27).

Pin It

Related Articles

Chúng tôi đang phát hành nhiều nhạc Music Video mới trên

Thông Tin

Mục Vụ Chia Sẻ Niềm Tin, Hy Vọng & Tình Yêu www.quangharvest.com  Email: info@quangharvest.com

Được lập nên từ tháng 05 năm 2015, là mục vụ nhằm truyền bá Tin Lành của Chúa trên các mạng xã hội cho tất cả mọi người ở khắp mọi nơi. Nguyện xin Chúa ban phước trên mục vụ ngày càng được mở rộng hơn.

Thống Kê Trực Tiếp 131 Quốc Gia

We have 10633 guests and no members online

Your Language