Các Nhà Khoa Học Đã Tin Chúa

Câu Chuyện 10: Vượt Cả Einstein

10 21CauChuyenKhoaHoc 1210x808

 

Người ta cần đến ba trăm tấn trang thiết bị truy tìm mới xác nhận được sự hiện diện của một dương điện tử (proton) chỉ to bằng một phần triệu tỷ inch (phân Anh).

Trong thế giới của Fermilab về năng lượng cao, Tiến sĩ Randall J. Fisk nhìn thấy Đức Chúa Trời “phô bày sự tuyệt diệu” của Ngài ở cấp bậc tiềm nguyên tử (sub-atomic).

Randall J. Fisk nhận bằng Tiến sĩ Vật lý học Năng lượng cao tại Đại học đường Tiểu bang New York (SUNY) ở Stony Brook. Từ 1978 đến 1981, ông công tác tại một trong các trung tâm lớn nhất có đầy đủ các tiện nghi để nghiên cứu về phân tử sơ đẳng, là Phòng thí nghiệm máy tăng tốc Quốc gia Fermi (Fermi National Accelerator Laboratory-Fermi Lab) tại Batavia, Illinois.

Tiến sĩ Fisk hiện dạy Vật lý học tại Đại học đường Valparaiso (Ind.)

Tôi là một nhà vật lý học mà lãnh vực nghiên cứu là Vật lý học về các phân tử sơ đẳng. Tôi đã nghiên cứu những khối nhỏ nhất cấu thành vũ trụ này: các phân tử cấu thành các nguyên tử.

Muốn nghiên cứu các phân tử nhỏ bé như thế, chúng tôi sử dụng máy tăng tốc dương điện tử rất lớn của Fermilab, làm cho các dương điện tử tăng năng lượng lên đến gần phân nửa tỷ tỷ volts điện tử trong một đường hầm có hình một vòng tròn, đường kính dài một dặm. Khi các dương điện tử va vào các mục tiêu kim khí, chúng sẽ bị tan ra thành mảnh vụn, giúp chúng tôi khám phá xem các dương điện tử nào đã được cấu thành và những lực nào đã giữ chúng gắn chặt vào với nhau. Như thế, chúng tôi đã nghiên cứu một thế giới được đo bằng vài phần triệu tỷ của một inch!

Vũ trụ này trông như thế nào khi chúng ta nhìn nó từ điểm rất có ưu thế ấy? Với một nhà khoa học thì nó rất đẹp! Các định luật khoa học cai trị thế giới nguyên tử rất đáng kinh ngạc về tính cách đơn giản của chúng. Các phân tử và các lực hoạt động theo những đường lối lạ lùng và đáng kinh ngạc, và khi nhiều tỷ, tỷ, tỷ của chúng được xếp chúng vào với nhau, chúng ta có một thế giới đẹp đẽ theo một tỷ lệ rất lớn về cái thế giới mà chúng ta đang sống trong đó.

Khi tôi chăm chú lên một bầu trời quang đãng đầy sao, hay chiêm ngưỡng một thế giới tiềm nguyên tử, hay nhìn vào một cảnh mặt trời lặn đẹp, tôi đã phải nhất trí với tác giả Thi thiên là Đa-vít rằng: “Các từng trời rao truyền sự vinh hiển của Đức Chúa Trời. Bầu trời giãi tỏ công việc tay Ngài làm” (Thi thiên 19:1). Có người từng định nghĩa vinh quang của Đức Chúa Trời là “Đức Chúa Trời tự chứng tỏ là tuyệt diệu Đức Chúa Trời tuyệt diệu trong mọi việc Ngài làm, mà công trình sáng tạo vũ trụ này đã phô bày điều đó”.

Các phân tử hạt nhân mà tôi đã nghiên cứu chính là các khối (gạch đá) xây dựng mà Đức Chúa Trời đã dùng để khiến cho tất cả những gì đang có đây hiện hữu. Vẻ đẹp của thế giới chúng ta phản ảnh tính cách tuyệt vời của Đấng đã tạo nên các phân tử vô cùng nhỏ bé kia, rồi sau đó, đã khiến chúng thành ra mọi sự mà chúng ta nhìn thấy quanh mình.

Chỉ cần phát giác ra một vài điều phức tạp của những vật nhỏ hơn một nguyên tử đã giúp các khoa học gia đoạt được các giải Nobel. Thế thì, phải dành vinh dự nào lớn hơn nữa cho Đấng đã tạo ra tất cả những cái phức tạp kia?

Vẻ đẹp của công trình sáng tạo của Đức Chúa Trời không phải chỉ cạn cợt bên ngoài lớp da mà thôi. Vinh quang của Ngài – việc Ngài tự bày tỏ ra là tuyệt diệu – còn rõ ràng, cho dù bạn có nhìn vào đó từ thật gần hay rất xa. Từ ngoài không gian, Địa cầu trông giống như một viên ngọc màu xanh. Trắng, lấp lánh dưới ánh mặt trời. Trên Địa cầu, vẻ đẹp của một đoá hoa hay một ngọn núi đều khiến chúng ta phải tràn đầy ngạc nhiên.

Và càng nhìn thật gần hơn nữa, tôi có thể chứng thực rằng vũ trụ này tự nó, đã có một vẻ đẹp có một không hai. Thế giới của Đức Chúa Trời đẹp đẽ cùng khắp.

Albert Einstein đã bị chinh phục vì vẻ đẹp đơn giản ông tìm thấy trong các phương trình thống trị nhất tương đối – một sự đối xứng và trật tự mà ông gọi là “tao nhã”. Với ông thì dường như phải có một Đấng Tạo Hoá, một Đấng có nguồn cảm hứng đáng sợ trong mọi việc đó. Tuy nhiên, đáng buồn thay, Einstein lại không thể tin vào một Đức Chúa Trời vĩ đại, uy nghi đã sáng tạo nên một vũ trụ đẹp đẽ như thế, mà cũng thật sự quan tâm chăm sóc cho chính ông nữa.

Về phương diện này thì tôi đã vượt xa Einstein. Tôi đã phát giác được rằng Đức Chúa Trời chân thật và hằng sống ấy đang quan tâm đến tôi – và Ngài biết rõ tên của từng người chúng ta nữa.

Lẽ dĩ nhiên, đã chẳng có ý nghĩ nào tôi từng nghiền ngẫm trong lãnh vực khiêu khích tư tưởng của người ta là môn Vật lý học, lại cứ quanh quẩn trong tâm trí dai đẳng hơn điều này: Chì cần nhìn lên vô số các vì sao vào một đêm đẹp trời, thì tôi biết ngay rằng Đấng Tạo Hoá của mọi vật đó vốn biết rõ và yêu mến tôi!

Tôi xin kể cho bạn nghe một câu chuyện. Tôi đã từng được nghe nói về tính cách tuyệt vời và sự quan tâm chăm sóc của Đức Chúa Trời trong việc Ngài dựng nên vũ trụ này. Nhưng đó vẫn chưa phải là điều đặc biệt của Ngài; đó chưa phải là vinh quang tột đỉnh của Ngài. Tính cách tuyệt diệu của Đức Chúa Trời được phô bày rõ ràng nhất trong tình yêu của Ngài. Càng tán thưởng cách tuyệt vời mà Đức Chúa Trời đã làm ra vũ trụ này bao nhiêu, tôi càng được học biết nhiều thêm để tán thưởng càng hơn sự tuyệt diệu tao nhã của tình yêu của Ngài.

Việc Đức Chúa Trời phô bày tình yêu tuyệt vời của Ngài có thể tìm thấy nơi con người và sứ mạng của Chúa Cứu Thế Giê-xu – là Đấng vô địch trong tình yêu. Càng đọc kỹ Thánh Kinh bao nhiêu, tôi càng nhận thấy rằng mỗi hành vi của Chúa Giê-xu đều có động cơ thúc đẩy là tình yêu không chút bị pha loãng của Ngài. Chúa Cứu Thế Giê-xu chẳng hề có một tư tưởng vị kỷ nào. Cả cuộc đời Ngài được xây dựng trên nền tảng là giúp đỡ người khác. Ngài tình nguyện trải nghiệm cái chết đau đớn hơn những gì chúng ta được rất nhiều, để chúng ta được sự sống vĩnh hằng và liên hệ với Đức Chúa Trời như của những đứa con với người cha yêu dấu của chúng.

Chúa Giê-xu là bức chân dung của Đức Chúa Trời đang đứng dang rộng đôi tay ra, mời gọi mọi người hãy đến để ôm choàng lấy Ngài. Chỉ có Đức Chúa Trời vô hạn mới có được tình yêu vô hạn – một tình yêu bao la đủ để thu nhận tất cả những ai tiếp nhận lời mời “hễ ai” của Ngài.

Tôi đã truy tìm chân lý từ rất lâu rồi. Tôi đã đến với Vật lý học để xem trong nó có chân lý gì. Tôi không thoả mãn vì trong đó không có Đức Chúa Trời. Tôi không thể tin quá đơn giản rằng một vũ trụ đẹp đẽ như thế này vốn chỉ là kết quả của những việc xảy ra một cách tình cờ may rủi. Cái ý niệm rằng bản thân tôi cũng chẳng khác gì hơn một việc ngẫu nhiên vô nghĩa đã xảy ra, nghĩ cũng rất vô lý. Tôi đã tìm hiểu nhiều tôn giáo, nhưng thấy không thoả mãn.

Những lần trò chuyện với một cô thư ký trong phân ban Vật lý học tại Fermalab, tôi bị kích thích phải khảo xét Cơ Đốc giáo thật nghiêm túc. Từ trước cho đến lúc đó, tôi vẫn xem Chúa Giê-xu chỉ như một đại triết gia, và là một người rất đạo đức mà thôi. Có một người hàng xóm dạy một lớp Thánh Kinh, và tôi bắt đầu học biết mọi điều liên quan đến Chúa Giê-xu. Cuối cùng, tôi đã cưới cô thư ký đã giúp tôi suy xét về Chúa Cứu Thế.

Tôi không hiểu sao lúc ấy tôi lại thật sự khao khát muốn đọc về Chúa Giê-xu trong bộ Thánh Kinh. Trong tôi đang xảy ra một cuộc chiến tranh có tính cách trí thức. Đứng về mặt luân lý và lịch sử mà nói, thì Phúc Âm (Tin Lành) của Chúa Giê-xu có vẻ như đúng. Nhưng có cách nào để tôi thật sự biết được chân lý là gì không? Sách ICô-rinh-tô 2:4 chép rằng tâm trí tự nhiên của con người không thể hiểu được những điều thuộc về Đức Chúa Trời; chúng phải được biện biệt bằng sự tri nhận thuộc linh.

Khi tôi tiếp tục đọc Lời Đức Chúa Trời, có một điều gì đó trong lòng tôi vang lên để trả lời cho tôi, bảo rằng điều tôi đang đọc đó là đúng, là chân lý. Tôi không thể chỉ ra đâu là khoảnh khắc đặc thù mà tôi nhận được sự cứu rỗi; rất có thể nó đã xảy ra trong lúc Đức Chúa Trời tạo ra đức tin trong lòng tôi bằng cách bảo với tôi rằng điều tôi đang đọc thấy trong Thánh Kinh đó là đúng.

Công tác về Vật lý học của tôi cho tôi một sự so sánh. Tôi đã thí nghiệm với hạt nentrinos, một loại phân tử sơ đẳng đặc biệt, có thể đi xuyên qua Địa cầu và thoát ra ở phía bên kia. Nếu bạn không có loại trang thiết bị thích hợp để truy tìm các hạt nentrinos, bạn sẽ chẳng bao giờ biết được là chúng đang ở đấy. Thật ra thì mười lăm năm trước đây đã chẳng hề có ai biết là chúng hiện hữu.

Ngay cả đến ngày nay, truy tìm chúng đòi hỏi một “ống đèn loé sáng để truy tìm” nặng đến ba trăm tấn. Trong số hằng tỷ hạt nentrinos trong một tia ánh sáng của chúng ta, chỉ có một vài hạt là tình cờ chạm vào cỗ máy truy tìm của chúng tôi – gồm mấy trăm ngàn ống đèn huỳnh quang gắn vào đó để thí nghiệm, được “nung” bằng điện cao thế đến độ sắp phát sáng. Nếu một phân tử đầy điện chạm vào một ống, thì ống ấy loé sáng để thông báo một sự thoát qua, cho thấy chính xác nó xảy ra ở chỗ nào.

Chỉ vì các hạt nentrinos không thể khám phá bằng ngũ quan của chúng ta không có nghĩa rằng chúng không có ở đó. Phần trang thiết bị bên trong, rất nhạy cảm, xác nhận rằng các hạt nentrinos có thật. Cần phải có một cỗ máy đặc biệt để phát giác ra chúng.

Cũng thế, chỉ sử dụng tâm trí và ngũ quan tự nhiên mà thôi, chúng ta sẽ không thể phát giác được thực tại của chân lý của Đức Chúa Trời. Tôi không nghĩ rằng Đức Chúa Trời muốn chúng ta phát giác ra chân lý của Ngài bằng các giác quan của chúng ta; nếu không phải là như thế, chắc chúng ta sẽ khoe khoang rằng đó là sự phát kiến của riêng chúng ta, và như thế thì vẻ đẹp của nó sẽ bị phá huỷ. Đức Chúa Trời muốn ban chân lý của Ngài cho chúng ta như một ân tứ (món quà tặng, sự ban cho) vì Ngài yêu chúng ta.

Đức Chúa Trời đã cho tôi từng trải được phần chân lý tôi đã học được trong một lớp học Thánh Kinh. Nói khác đi, Đức Chúa Trời đã ban cho tôi chính sự cứu rỗi mà tôi đang tìm cách học biết, bằng cách tạo ra phần đức tin cần thiết để tiếp nhận nó. Tôi nhớ thế nào, một ngày nọ, cái thực tại ấy đã đánh thật mạnh vào tôi. Tôi đến dự một buổi họp có rất đông các Cơ Đốc nhân đang cảm tạ thờ phượng Chúa. Tôi bỗng dưng cảm thấy t nơi sâu thẳm của tâm linh tôi, Thánh Linh của Đức Chúa Trời như reo mừng. Tôi đã khóc, vì chưa hề cảm thấy một vẻ đẹp sâu sắc và có thật như thế bao giờ.

Tôi cảm nhận được tình yêu của Đức Chúa Trời, và tôi biết rằng cùng một tình yêu ấy cũng đã sai Chúa Giê-xu đến thế gian này. Sự việc xảy ra dường như niềm vui và sự bất an vì biết được điều ấy hoàn toàn có thật, và đã xảy ra thật sự. Tôi thình lình nhận thức được rằng Đức Chúa Trời tha thiết yêu tôi đến độ tôi có thể thật sự gọi Ngài bằng Cha. Tôi bắt đầu nhận biết Chúa Giê-xu một cách riêng tây, như người bạn thân và là Chúa tôi, chứ không phải là chỉ biết về Ngài mà thôi.

Điều tuyệt diệu của Đức Chúa Trời mà tôi đã thấy chung quanh tôi trong vũ trụ, giờ đây đã “nuốt” lấy tôi. Tôi được nếm trải và tham dự vào một điều còn tuyệt vời hơn nữa: đó là tình yêu và sự hiện diện của Ngài.

Vâng, tính cách vĩ đại của Đức Chúa Trời chắc chắn có thể tìm thấy trong công trình sáng tạo của Ngài – trong thế giới tiềm-nguyên-tử, trên các tầng trời, và trong cõi thiên nhiên. Nhưng nếu chúng ta chưa tìm thấy vinh quang của Đức Chúa Trời trong tình yêu và sự hiện diện của Ngài, thì chúng ta đang bị thiếu mất phần tốt nhất của Ngài.

Ước mong sâu nhiệm nhất của lòng tôi hiện giờ là được từng trải Ngài càng nhiều hơn vinh quang ấy. Đa-vít đã nói: “Tôi đã xin Đức Giê-hô-va một điều, và sẽ tìm kiếm điều ấy! Ấy là tôi muốn trọn đời được ở trong nhà Đức Giê-hô-va. Để nhìn xem sự tốt đẹp của Đức Giê-hô-va. Và cầu khẩn trong đền của Ngài” (Thi thiên 27:4)

Thế giới vật lý của các phân tử sơ đẳng đã giúp tôi tán thưởng Đức Chúa Trời với cương vị một Đấng Tạo Hoá xuất sắc, thông minh và đầy quyền năng. Sự tiếp xúc của riêng tôi với Ngài chứng minh cho tôi thấy Ngài là một Đức Chúa Trời đầy tình yêu như thế nào.

Sự tiếp xúc của riêng tôi với Ngài chứng minh cho tôi thấy Ngài là một Đức Chúa Trời đầy tình yêu như thế nào.

Pin It

Related Articles

Chúng tôi đang phát hành nhiều nhạc Music Video mới trên

Thông Tin

Mục Vụ Chia Sẻ Niềm Tin, Hy Vọng & Tình Yêu www.quangharvest.com  Email: info@quangharvest.com

Được lập nên từ tháng 05 năm 2015, là mục vụ nhằm truyền bá Tin Lành của Chúa trên các mạng xã hội cho tất cả mọi người ở khắp mọi nơi. Nguyện xin Chúa ban phước trên mục vụ ngày càng được mở rộng hơn.

Thống Kê Trực Tiếp 130 Quốc Gia

We have 388 guests and no members online

Your Language