Cây Gậy Của Người Chăn Bầy

Chương 10 - Ân Điển

Chương 10 - Ân Điển

“Các sứ đồ lại lấy quyền phép rất lớn mà làm chứng về sự sống lại của Đức Chúa Giêxu Christ; và hết thảy đều được PHƯỚC LỚN” (Công Vụ Các Sứ Đồ 4:33). “Từ Áttali hai người chạy buồm về thành Antiốt, là chỗ mình đã ra đi, ĐƯỢC GIAO PHÓ CHO ÂN ĐIỂN ĐỨC CHÚA TRỜI, để làm công việc mình vừa mới làm xong” (Công Vụ Các Sứ Đồ 14:26). Tại sao Ân điển của Đức Chúa Trời lại quá quan trọng trong từng trải của các Cơ Đốc Nhân của Hội thánh đầu tiên như vậy?

caygaycuanguoichanbaychuong10 1210x905

A. Ý NGHĨA CỦA ÂN ĐIỂN

Sự hiểu biết thông thường nhất của chữ “ân điển” là ”Ân huệ của Đức Chúa Trời dành cho kẻ không xứng đáng” (God's unmerited favour) nghĩa là, dù chúng ta là những tội nhân, đáng bị đoán phạt, thì Đức Chúa Trời đã nhìn chúng ta trong sự yêu thương và đã tha thứ cho chúng ta. Tuy nhiên, đây chỉ có một nửa ý mà thôi. Từ ngữ ấy còn có ý nghĩa là ”QUYỀN NĂNG THÊM SỨC CỦA Đức Chúa Trời” (God's enabling power). “Nguyền xin chính Đức Chúa Giêxu Christ chúng ta, và Đức Chúa Trời, Cha chúng ta, là Đấng đã yêu thương chúng ta, và đã lấy ân điển Ngài mà ban cho chúng ta sự yên ủi đời đời và sự trông cậy tốt lành, yên ủi lòng anh em, khiến anh em được bền vững trong mọi việc lành cùng mọi lời nói lành” (II Tê-sa-lô-ni-ca 2:16-17). Ân điển Chúa không những chỉ khiến chúng ta được chấp nhận vào gia đình của Đức Chúa Trời mà còn cung ứng cho chúng ta năng lực có cần để sống một cuộc đời Cơ Đốc. Có hai phân đoạn Kinh Thánh nói lên hai phương diện của ân điển Đức Chúa Trời trong mỗi người tín đồ.

1. Ân Huệ Của Đức Chúa Trời Dành Cho Những Kẻ Bất Xứng

“Vả, ấy là nhờ ân điển, bởi đức tin mà anh em được cứu, điều đó không phải đến từ anh em, bèn là sự ban cho của Đức Chúa Trời. Ấy chẳng phải bởi việc làm đâu, hầu cho không ai khoe mình” (Ê-phê-sô 2:8-9).

2. Quyền Năng Thêm Sức Của Đức Chúa Trời

”...Bởi sự yêu thương của Ngài đã định trước cho chúng ta được trở nên con nuôi của Ngài bởi Đức Chúa Giêxu Christ, theo ý tốt của Ngài để ngợi khen sự vinh hiển của ân điển Ngài đã ban cho chúng ta cách nhưng không trong con yêu dấu của Ngài!” (Ê-phê-sô 1:4-6). Xin cũng đọc cả phân đoạn, vì phân đoạn này mô tả mọi điều chúng ta đã nhận bởi ân điển Ngài (bởi quyền năng thêm sức của Ngài). Không phải ân điển của Ngài dành cho kẻ bất xứng chỉ bày tỏ trong sự cứu rỗi mà thôi (tức là trong đó chúng ta nhận được sự tha thứ và được phục hồi lại mối tương giao với Ngài, mặc dù chúng ta không xứng đáng với điều ấy), nhưng quyền năng thêm sức của Ngài cũng được bày tỏ, vì chỉ nhờ sức mạnh của Ngài mà chúng ta mới có thể được biến đổi. “Vậy, nếu ai ở trong Đấng Christ thì nấy là người dựng nên mới, những sự cũ đã qua đi, nầy mọi sự đều trở nên mới” (II Cô-rinh-tô 5:17).
Nguyên tắc về ân điển này được tiếp tục suốt cuộc hành trình của chúng ta với Đức Chúa Trời. Trong mọi lãnh vực của đời sống Cơ Đốc chúng ta, chính ân điển của Đức Chúa Trời khiến chúng ta lớn lên và mạnh mẽ. Quyền năng thêm sức của Đức Chúa Trời được ban cho chúng ta mà không có một chút gì xứng đáng về phần chúng ta. “Hãy tấn tới trong ân điển và trong sự thông biết Chúa” (II Phi-e-rơ 3:18).

B. ÂN ĐIỂN ĐƯỢC BAN CHO NHỮNG ANH HÙNG ĐỨC TIN

Năng lực vận hành của ân điển này được bày tỏ trong đời sống của những người nam và nữ qua suốt cả Thánh Kinh. Mỗi vị anh hùng đức tin đã bắt đầu bước đi với Đức Chúa Trời đều ý thức được sự yếu đuối và bất năng của mình. Chỉ qua người ấy mà ân điển Đức Chúa Trời, tức là quyền năng thêm sức của Ngài được phép hoạt động trong đời sống của họ để họ có thể trở thành loại người mà Đức Chúa Trời muốn, và để hoàn thành chương trình và mục đích mà Đức Chúa Trời đã dành cho họ.

C. ÂN ĐIỂN TRONG CUỘC ĐỜI CỦA MÔI SE

Đọc Xuất Ê-díp-tô Ký 3:11-13; 4:1-13. Mạng lịnh mà Chúa Hằng Hữu đã ban cho Môi se không phải là sứ mạng nhỏ. Ai cập là một đế quốc đương quyền vào thời ấy. Đó là một quốc gia tàn ác, và Pharaôn, nhà lãnh đạo quỉ quyệt nắm uy quyền tự mệnh danh là thần thánh. Mỗi quốc gia trong thế giới thời ấy đã sống trong sự sợ hãi vua Pharaôn này. Khi Đức Chúa Trời bảo Môi se xuống Ai cập và bảo Pharaôn hãy để cho ba triệu dân của Ngài được ra đi tự do khỏi sự nô lệ. Môi se lập tức đáp lời, và lời ấy thốt ra từ sự yếu đuối và bất năng như sau: 3:11 “Tôi là ai?” 3:13 “Ngài là ai?” 4:1 “Họ sẽ không tin tôi!” 4:10 “Tôi không có tài hùng biện” 4:13 “Lạy Chúa, xin sai phái một người khác”. Nhưng với ân điển Chúa, Môise đã đi xuống Ai cập, cùng với dấu kỳ và phép lạ ông đã đem dân Ysơraên ra theo như lời Chúa bảo ông.

D. ÂN ĐIỂN TRONG CUỘC ĐỜI GHÊĐÊÔN

Đọc Các Quan Xét 6:1-24. Sự kêu gọi của Đức Chúa Trời đã đến với Ghêđêôn để giải cứu dân sự Ngài khỏi những đạo quân chinh phục của người Madian. Trong nhiều năm rồi Ysơraên chỉ biết có bại trận mà thôi. Sự đáp lời của Ghêđêôn đối với lời Đức Chúa Trời trong câu 13 biểu lộ sự vô tín lúc đầu của ông: "Ôi Chúa, nếu Đức Giê-hô-va ở cùng chúng tôi, sao các điều này xảy đến cho chúng tôi? Các phép lạ kia ở đâu mà tổ phụ tôi đã thuật lại rằng: Đức Giê-hô-va há chẳng còn đem chúng ta ra khỏi xứ Êdíptô sao? Vì bây giờ Đức Giê-hô-va từ bỏ chúng tôi, và phó chúng tôi vào tay dân Mađian." Ngay khi Chúa Hằng Hữu khích lệ và hứa sẽ ở với ông, Ghêđêôn đã trả lời “Làm sao tôi có thể cứu Ysơraên? Tôi là người nhỏ nhất trong chi phái chúng tôi” (xem câu 15 ). Nhưng bất chấp nỗi sợ hãi và sự bất năng của ông, với ân điển Đức Chúa Trời (quyền năng thêm sức) Ghêđêôn đã cứu dân Ysơraên, và ông đã thực hiện điều ấy với chỉ một nhóm người nhỏ. Chính ÂN ĐIỂN đã làm nên sự thay đổi lớn.

E. ÂN ĐIỂN TRONG ĐỜI SỐNG SỨ ĐỒ PHAO LÔ

Đọc Công Vụ Các Sứ Đồ 15:40. Trước khi Phaolô và Sila khởi hành cuộc truyền giáo với nhau, Hội Thánh ở Antiốt đã cầu nguyện cho họ và “Giao phó (họ)... cho ân điển của Chúa” với công việc đang đặt phía trước họ. Bạn hãy đọc phần ký thuật của Phaolô về từng trãi của ông trong II Cô-rinh-tô 11:22, 33. Chúng ta có thể hiểu rằng ông được giao phó cho ân điển của Chúa trước hết! Ông cần ân điển ấy để sống còn! Sự trả lời của Chúa cho lời thú nhận của Phaolô về sự yếu đuối của ông, cũng là lời hứa của Ngài cho chúng ta: ”...Ân điển ta đủ cho ngươi rồi vì sức mạnh của ta nên trọn vẹn trong sự yếu đuối ngươi...” (II Cô-rinh-tô 12:9).

F. ÂN ĐIỂN ĐƯỢC GIẢI THOÁT TRONG ĐỜI SỐNG CHÚNG TA

Trong mối tương quan với Đức Chúa Trời, khi bước đi với Ngài mỗi ngày, chúng ta thường xuyên gặp những tình trạng, hoàn cảnh như muốn lấn lướt, nhấn chìm chúng ta. Sự đáp ứng của chúng ta với Đức Chúa Trời là sự tin cậy vào lời Ngài. Chúng ta bày tỏ sự tin cậy qua sự vâng lời. Điều này chứng tỏ chúng ta tin vào những gì Chúa phán bất chấp hoàn cảnh ra sao. Sự đáp ứng của Chúa đối với đức tin chúng ta là ân điển Ngài, là quyền năng thêm sức của Ngài để khiến chúng ta đắc thắng trên mọi cảnh ngộ.

G. HAI LỜI HỨA QUAN TRỌNG

1. Chúng Ta Được Dạn Dĩ Đến Gần Ngôi Ân Điển

“Vậy chúng ta phải vững lòng đến gần ngôi ơn phước (ân điển), hầu cho được thương xót và tìm được ơn để giúp chúng ta trong thì giờ có cần dùng” (Hê-bơ-rơ 4:16).

2. Đức Chúa Trời Có Khả Năng

Đức Chúa Trời có quyền ban cho anh em ĐỦ MỌI THỨ ơn ĐẦY DẪY, hầu cho anh em HẰNG ĐỦ điều cần dùng TRONG MỌI SỰ, lại còn có rời rộng nữa để làm các thứ việc lành” (II Cô-rinh-tô 9:8).

TÔI HỨA NGUYỆN

Hôm nay con tiếp nhận ân điển của Đức Chúa Trời, là quyền năng thêm sức của Ngài, vào mọi lãnh vực và nan đề dấy lên trong đời sống con, và dạy những người khác cũng làm giống như vậy.

Pin It

Related Articles

Chúng tôi đang phát hành nhiều nhạc Music Video mới trên

Thông Tin

Mục Vụ Chia Sẻ Niềm Tin, Hy Vọng & Tình Yêu www.quangharvest.com  Email: info@quangharvest.com

Được lập nên từ tháng 05 năm 2015, là mục vụ nhằm truyền bá Tin Lành của Chúa trên các mạng xã hội cho tất cả mọi người ở khắp mọi nơi. Nguyện xin Chúa ban phước trên mục vụ ngày càng được mở rộng hơn.

Thống Kê Trực Tiếp 131 Quốc Gia

We have 2151 guests and no members online

Your Language