Đá Kim Cương - Lisa Bevere

05b. Yêu Mến Đá Kim Cương - Lisa Bevere

05b. Yêu Mến Đá Kim Cương - Lisa Bevere

Tri Thức

Ân tứ kế tiếp được nói đến trong 1 Cô-rinh-tô là khả năng tiên đoán tương lai, tiết lộ những chuyện thầm kín của cuộc sống và sở hữu mọi tri thức. Dù những ân tứ này thật kì diệu và ích lợi đối với mọi người ở đời này, nhưng nó không thêm giá trị nào cho người mà không có tình yêu thương. 1Cô-rinh-tô 8 mô tả sự giằng co xuất hiện giữa tình yêu và tri thức:

Luận đến của cúng các thần tượng thì chúng ta biết mình đều có sự hay biết cả. Song sự hay biết sanh kiêu căng, còn sự yêu thương làm gương tốt. Nếu có ai tưởng mình biết điều gì, thật người ấy chưa biết như mình nên biết. Nhưng nếu có một người yêu mến Đức Chúa Trời, thì Đức Chúa Trời biết người đó. (c.1-3)

DaKimCuong 1262x981

Để nhấn mạnh thêm sự thiết thực của sự tranh chiến này, tôi trích các câu này trong Bản Phổ Thông:

Bây giờ tôi sẽ bàn đến vấn đề đồ cúng cho thần tượng. Chúng ta biết rằng “Ai cũng hiểu biết.” Hiểu biết đâm ra kiêu căng, nhưng lòng yêu thương luôn gây dựng. Nếu anh chị em tưởng mình biết điều gì, thật ra anh chị em chưa biết đủ đâu. Nhưng nếu ai yêu mến Thượng Đế thì Ngài biết người ấy.

Nếu tri thức mà chúng ta sở hữu không gây dựng người khác thì đây là lúc kiểm tra động cơ của chúng ta. Biết nhiều là cơ hội để yêu thương nhiều hơn. Biết Chúa rõ hơn luôn luôn được chuyển dịch sang yêu thương người khác nhiều hơn.

Suốt vài năm qua, một số người con gái thuộc linh tìm gặp tôi. Họ không đến để làm quen hay mời giảng. Họ mời tôi nói thẳng vào đời sống họ về những vấn đề tình yêu và cuộc sống. Không có lí do gì để họ phải mắc những sai lầm mà tôi đã mắc. Để đạt mục đích đó, tôi dùng tất cả những kiến thức nào tôi lãnh hội được để nâng họ lên. Tình yêu nâng đỡ tấm lòng . . . mà không lên mình kiêu ngạo. Kiến thức và kinh nghiệm không phải “bửu bối” cho phép chúng ta khiến người khác cảm thấy họ thua kém chúng ta. Đó là cách các thầy thông giáo và những người Pha-ri-si phô trương kiến thức. Tri thức mà không có tình yêu thì không có giá trị nhiều.

Có được một kiến thức về việc chúng ta là ai trong Đấng Christ sẽ mở rộng đường cho chúng ta khi chúng ta nâng người khác lên. Động lực “biết như chúng ta phải biết” nghĩa là yêu thương người khác theo cách mà Chúa yêu họ.

Tình yêu không hạ nhân phẩm người khác.

Tình yêu không phô trương.

Tình yêu công kích đồn lũy nào đang cầm buộc người ta.

Tình yêu không công kích người bị nô lệ, tình yêu phải phóng kẻ bị nô lệ.

Chúng ta có thể biết về tình yêu mà không bày tỏ tình yêu, cũng như chúng ta có thể ôm ấp khái niệm về tình yêu mà không ôm ấp con người.

Chúng ta được kêu gọi yêu thương mọi người. Chúng ta không thể chọn yêu thương chỉ những ai trông giống và hành xử như chúng ta. Chúng ta phải yêu những người bất đồng với chúng ta. Điều này không có nghĩa là chúng ta thỏa hiệp niềm tin của chúng ta hay làm cho người khác bối rối bởi những hành động của chúng ta. Văn hóa của chúng ta đã đánh đồng tình yêu với đồng thuận. Có những lúc nghĩa cử yêu thương nhất mà chúng ta làm là bất đồng trong yêu thương. Đây là tình thế khó xử của thời đại chúng ta. Mỗi ngày chúng ta phải chọn sống với ý thức nhạy bén về người khác.

Thay vì tự đặt ra giới hạn, tình yêu nên bày tỏ ra. Thật không khó để nhận ra tình yêu khi chúng ta nhìn thấy nó. Tình yêu không phải là một cảm xúc; nó là một lối sống. Theo nhiều cách, tình yêu là thói quen quan trọng nhất mà mỗi chúng ta có thể phát huy.

Bấy giờ, có một thầy thông giáo nghe Chúa và người Sa-đu-sê biện luận với nhau, biết Đức Chúa Jêsus đã khéo đáp, bèn đến gần hỏi Ngài rằng: Trong các điều răn, điều nào là đầu hết?

Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Nầy là điều đầu nhứt: Hỡi Y-sơ-ra-ên, hãy nghe, Chúa, Đức Chúa Trời chúng ta, là Chúa có một. Ngươi phải hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn, hết sức mà kính mến Chúa là Đức Chúa Trời ngươi. Có nhiều bản cũ thêm rằng: Đó là điều răn thứ nhứt; còn điều thứ hai đây cũng vậy

Nầy là điều thứ hai: Ngươi phải yêu kẻ lân cận như mình. LeLv 19:18

Chẳng có điều răn nào lớn hơn hai điều đó. Thầy thông giáo trả lời rằng: Thưa thầy, thầy nói phải, hợp lý lắm, thật Đức Chúa Trời là có một, ngoài Ngài chẳng có Chúa nào khác nữa; thật phải kính mến Chúa hết lòng, hết trí, hết sức, và yêu kẻ lân cận như mình, ấy là hơn mọi của lễ thiêu cùng hết thảy các của lễ. Đức Chúa Jêsus thấy người trả lời như người khôn, thì phán rằng: Ngươi chẳng cách xa nước Đức Chúa Trời đâu. Rồi không ai dám hỏi Ngài nữa. (Mác 12:28-34)

Ngay cả hôm nay, theo nhiều cách, chúng ta cũng không xa Nước Đức Chúa Trời. Chúng ta nhìn thấy nó từ xa và có một khoảng cách giữa những gì chúng ta tin và cách hội thánh hành xử. Tình yêu là câu trả lời sẽ chấm dứt mọi thắc mắc. Nó là giải pháp cho mọi vấn đề.

Đừng mắc nợ ai chi hết, chỉ mắc nợ về sự yêu thương nhau mà thôi, vì ai yêu kẻ lân cận mình ấy là đã làm trọn luật pháp. (Rô 13:8)

Tình yêu làm trọn luật pháp. Tình yêu giải phóng chúng ta khỏi mọi món nợ thuộc về cảm xúc, thuộc về thể chất và xã hội. Chúng ta chỉ mắc nợ điều mà chúng ta đã được ban cho hoàn toàn miễn phí . . . tình yêu.

Anh em hãy tỉnh thức, hãy vững vàng trong đức tin, hãy dốc chí trượng phu và mạnh mẽ. Mọi điều anh em làm, hãy lấy lòng yêu thương mà làm. (1 Cô 16:13-14)

Những ý niệm trong hai câu ở 1 Cô-rinh-tô đều liên hệ nhau. Cần sự trưởng thành, đức tin, sự kiên định, sự mạnh mẽ và sức mạnh để đảm bảo rằng những gì chúng ta làm là làm trong tình yêu.

Tình yêu khiến chúng ta hành động. Mới đây, tôi dự một đại hội nơi mà tôi cơ hội tài trợ cho một em bé qua tổ chức Compassion. Là một tổ chức, chúng tôi kết nối với các viện mồ côi một cách đều đặn. Lần này tôi cảm thấy cần đáp ứng cá nhân. Tôi đưa tay lên nhận một gói hàng. Tôi nhìn xuống và nhận ra rằng tôi cầm trong tay hình một cháu bé có cùng ngày sinh nhật với tôi. Cơ hội là gì? Hình của cháu bây giờ được treo trên kệ sách phía trên máy tính của tôi. Hành động yêu thương đó như một nụ hôn trên má của Cha Thiên Thượng.

Mỗi ngày là một cơ hội khác để yêu thương.

Vì Chúa yêu con người nên Ngài không bao giờ muốn sự tự do của chúng ta ngăn cản tình yêu Ngài không hướng đến con người. Tình yêu luôn nhớ rằng những lựa chọn của chúng ta sẽ ảnh hưởng đến người khác. Trong 1 Cô-rinh-tô 8, Phao lô giải thích rất dài về khải thị rằng dù tượng thờ không là gì cả, nhưng việc ăn của cúng cho thần tượng có nguy cơ làm các tân tín hữu vấp phạm, là những người không có khải thị này. Trong câu 11 và 12, ông giải thích kết quả của khải thị mà không có tình yêu:

Thế thì ngươi lấy sự hay biết mình mà làm hư mất kẻ yếu đuối, là người anh em mà Đấng Christ đã chết thế cho! Khi nào mình phạm tội cùng anh em như vậy, làm cho lương tâm yếu đuối của họ bị thương, thì là phạm tội cùng Đấng Christ.

Phản ứng của tình yêu đối với tất cả những điều này là gì?

Cho nên, nếu đồ ăn xui anh em tôi vấp phạm, thì tôi sẽ chẳng hề ăn thịt, hầu cho khỏi làm dịp vấp phạm cho anh em tôi. (1 Cô 8:13)

Câu này nhân cách hóa cách mà tình yêu chọn sống vì cớ người khác. Tri thức tự thân nó sẽ nói, “Vì tượng thờ không là gì cả, tôi tự do ăn những gì tôi muốn. Tôi không chịu trách nhiệm về phản ứng của anh em tôi.” Khi tri thức cộng với tình yêu, nó tìm cách cải tiến đời sống của người khác. Sự kết hợp này sẽ nói, “Tôi biết tượng thờ không là gì cả, nhưng đối với anh chị em tôi thì nó có vấn đề. Tôi quan tâm tới họ hơn là quyền tự do của tôi. Tôi không hề muốn hành động tự do của tôi khiến họ gặp nguy hiểm.” Tình yêu tự nó kiềm chế để gây dựng người khác.

Sau khi nói thư thế, tình yêu không cho nghĩa là chúng ta sống bị kiểm soát bởi nỗi sợ và quan điểm của người khác. Trái lại, tình yêu sống luôn ý thức. Chủ đề ăn của cúng thần tượng hầu như xa lạ với văn hóa của chúng ta nhưng trong hội thánh đầu tiên nó là vấn đề rất thực và nhạy cảm. Những người mới tin Chúa ở Hy lạp thấy khó mà dung hòa những tập tục trước đây với lối sống mới của họ. Những người có khải thị về một Đức Chúa Trời chân thật nhận biết rằng tình yêu nghĩa là tôn trọng sự nhạy cảm của người khác. Tình yêu không hề dùng sự tự do để làm tổn thương kẻ yếu kém.

Đức Tin

C.S. Lewis nói, “Đừng phí thời gian buồn phiền là không biết mình có yêu người lân cận hay không; hãy hành xử như thể là bạn đã yêu họ. Ngay khi chúng ta làm việc này, chúng ta sẽ phát hiện ra những bí mật lớn nhất. Khi bạn hành xử như thể bạn yêu thương ai đó bạn sẽ đi đến chỗ thương yêu họ.”

Khi chúng ta yêu bởi đức tin, và chúng ta yêu trong đức tin, thế gian bị tổn thương này sẽ thấy được tấm lòng của Cha. Điều quan trọng là yêu hơn là được yêu. Thước đo trung thực nhất của tình yêu không tìm thấy trong cách chúng ta được yêu thể nào mà cách chúng ta yêu người khác thể nào. Vâng, chúng ta thảy đều muốn được yêu. Khi chúng ta đón nhận tình yêu bền vững của Cha dành cho chúng ta, thì chúng ta được đặt ở vị trí trong Ngài để yêu người khác. Yêu như thế cần đức tin. Chúng ta biết rằng đức tin là thực thể của những điều ta hy vọng. Chúng ta thảy đều hy vọng yêu và được yêu, không ai trong chúng ta có thể thật sự yêu mà không có đức tin. Ga-la-ti 5:6 cho biết, “Vì trong Chúa Cứu Thế Giê-su, chịu phép cắt bì hay không cắt bì cũng chẳng lợi ích gì, chỉ đức tin hành động trong tình yêu thương mới ích lợi.”

Cố gắng tách biệt giữa đức tin và tình yêu là vô ích . . . nó mãi mãi dính chặt nhau. Chúa biết không thể nào theo Chúa và yêu như cách Ngài yêu bởi sức riêng hay khả năng riêng của chúng ta, nên Ngài ban cho mỗi chúng ta một lượng đức tin. Tình yêu không dành cho kẻ yếu lòng. Đức tin nghĩa là chúng ta có thể yêu ngay cả khi chúng ta không cảm nhận tình yêu.

Các con có nghe lời dạy: ‘Hãy thương người láng giềng (Lê 19:18)

và ghét kẻ thù địch.’ Nhưng Ta bảo các con: ‘Hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho kẻ bắt bớ các con. (Mat 5:43-44)

Thoạt nhìn, cách tiếp cận của Cựu ước hoàn toàn hợp lí: ghét kẻ thù và yêu kẻ lân cận. . . hãy kiểm tra. Nhưng chúng ta hãy kiểm tra kĩ hơn. Nếu bạn đã lập gia đình hơn một năm, có lẽ bạn biết có những lúc khi mà cần đức tin để yêu vợ/chồng mình. Khi chồng tôi và tôi lúc đầu mới lấy nhau, chúng tôi có những tranh cãi rất buồn cười vào ban đêm. Dù là rất mệt, chúng tôi đi ngủ nằm cách càng xa càng tốt, và chúng tôi kết thúc đêm hôm đó bằng lời, “Anh/em tha thứ cho em/anh bởi đức tin!”

Lúc đó, chúng tôi hay nói, “Tôi biết tôi tha thứ cho anh, nhưng tôi chưa sẵn sàng bỏ qua, tôi chỉ tha thứ bởi đức tin thôi.” Tôi không làm xuất phát từ đức tin; chỉ là cách nói thiêng liêng đáp lại chồng tôi. Lòng tôi đặt sai chỗ, nhưng có thể là nguyên tắc thì đúng.

Tha thứ ai đó bởi đức tin là một lá phiếu tín nhiệm rằng những ngày tốt đẹp đang chờ phía trước. Nó cũng là một hành động đầu phục. Chúng ta nhận sự tha thứ bởi đức tin, vì thế chúng ta có thể trao ban sự tha thứ bởi đức tin.

Nếu bạn là một thành viên trong gia đình, có những lúc bạn phải yêu anh chị em ruột mình bởi đức tin. Nếu bạn đến hội thánh, bất cứ hội thánh nào, bất cứ nơi đâu, cũng sẽ có những người trong hội chúng bạn phải yêu thương bởi đức tin. Tôi có những người bạn tôi yêu thương bởi đức tin! (Và tạ ơn Chúa, họ cũng làm tương tự đối với tôi.) Nhưng tình yêu của Chúa Giê-su không dừng ở người lân cận.

Chúa Giê-su vượt qua phạm vi khó khăn và mở toang cánh cửa để làm chuyện không thể làm. Ngài bảo chúng ta hãy yêu kẻ thù mình.

Tất cả chúng ta đều có kẻ thù. Tôi ước ao không có chuyện này, nhưng kẻ thù là sự thật của cuộc đời. Biết vậy không làm cho việc yêu thương kẻ thù dễ dàng hơn. Việc yêu kẻ thù đòi hỏi đức tin. Không dễ gì đưa má kia cho kẻ thù vả. Có lẽ cú vả lần đầu thì bất ngờ nhưng một khi bạn biết sẽ bị đánh lần nữa, cần đức tin để không đánh lại, đặc biệt nếu bạn người máy.

Cần đức tin để nói lời chúc phước cho những ai ganh tị hay chọn rủa sả, mạ lị và chỉ trích bạn. (Những nguyên tắc này áp dụng cho cuộc sống thật và mạng xã hội!) Cần đức tin để tử tế với ai ghét bạn. Và cần đức tin để cầu nguyện thành tâm cho những ai lạm dụng và bắt bớ bạn. Tôi không khuyến khích bạn cho phép kẻ lạm dụng tới gần - đừng làm thế! Tôi chỉ nói hãy yêu thương họ từ khoảng cách an toàn bởi đức tin qua sự cầu nguyện. Chúa Giê-su yêu mọi người, nhưng đừng lẫn lộn yêu tất cả nhưng không tin tưởng tất cả.

Điều này giúp chúng ta có một nhận thức rằng chúng ta không tranh chiến với những gì chúng ta thấy mà với thế lực tối tăm, vô hình. Nó cũng giúp chúng ta biết rằng chúng ta không chiến đấu cô đơn.

Nhờ sự khôn ngoan của phần mềm Logos software, tôi có thể thu thập một định nghĩa hay về tình yêu được tìm thấy trong từ Hy lạp Agape: đó là chọn những hành động yêu thương ngay cả khi người ta không xứng đáng, cộng với việc bị từ chối và thất vọng. Tình yêu hoạt động độc lập với sở thích hay tính khí của chúng ta. Định nghĩa này là nền tảng của tình yêu.

Người ta cảm nhận khi chúng ta yêu họ, và tình yêu của chúng ta sẽ mở lòng họ đối với tình yêu của Chúa. Họ biết khi họ được lưu tâm bởi tình yêu hoặc nếu chúng ta muốn thay đổi họ. Vì đã đón nhận tình yêu bền vững từ Cha chúng ta như thế, chúng ta phải yêu như chúng ta được yêu.

Không chút sợ hãi: không có sợ hãi trong tình yêu.

Không chút ích kỷ: vì tình yêu không ích kỷ.

Tự do khỏi vấp phạm: vì tình yêu không dễ vấp phạm.

Chiến thắng: vì tình yêu không bao giờ thất bại

Bất tận: vì tình yêu là đời đời.

Nếu các nước yêu kẻ lân cận như mình thì sẽ không có nước này đánh nước kia. Sẽ không có chiến tranh hay tin đồn về chiến tranh. Phần lớn những thử thách của chúng ta phát sinh khi chúng ta cố gắng thiết lập hòa bình nằm ngoài lĩnh vực của Vua Bình An.

Từ rất lâu, đất nước Mỹ đã bị chia xé bởi tinh thần chủng tộc. Mọi định kiến sinh sôi do hận thù và ngu dốt, nhưng không tưởng tượng ra rằng linh đằng sau đó thì thật là ngu dại. Nó có mục đích tai hại và nó bắt nguồn từ rất lâu tại Vườn Ê-đen. Khi A đam và Ê va sa ngã, hành động của họ đã khơi mào cho hàng loạt sự chia rẽ. Một trong số đó là huynh đệ tương tàn. Phân biệt chủng tộc là âm mưu của con rắn. Chúng ta không được nhượng bộ và dung túng. Mỗi cơ đốc nhân khắp nơi phải từ bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc và làm mọi cách để chấm dứt nó.

Sự Rộng Lượng

Cuối cùng, trong 1 Côrinh-tô 13:3, Phao lô liệt kê những hành động hào phóng, như dâng mọi của cải cho người nghèo và phục thân mình để chịu thiêu tử đạo ông cho hội thánh biết nếu những hành động như thế mà không có tình yêu thì nó cũng không thêm giá trị gì cho người hiến dâng.

Ông xoáy vào vấn đề này:

Mọi thứ - tình yêu = Không là gì cả

Không có tình yêu, chúng ta không là gì cả.

Không có tình yêu, chúng ta không thêm gì cả.

Đức Chúa Trời kiên quyết rằng tình yêu là lí do đằng sau mọi việc chúng ta làm. Đây là một bức tranh sinh động. Nói thật ra, chỉ có cõi đời đời mới cân nhắc chính xác động cơ của chúng ta trong vấn đề này. Tôi thú nhận trong chính đời sống tôi có phát biểu những lời nói và có làm những việc mà thiếu đi giá trị đời đời. Không có lí do gì mà bạn không học từ lỗi lầm của tôi. Giống như viên kim cương sẽ chảy dưới sức nóng của không khí, thì công việc của chúng ta một ngày nào đó cũng được thử luyện dưới ánh sáng chói chang của sự hiện diện của Chúa khi mà động cơ của chúng ta sẽ được phơi bày.

Kim Cương Không Phải Là Đời Đời

Vì tay tôi hay cầm chìa khóa nên viên kim cương trên nhẫn tôi cũng bị mòn. Không biết sao trong đời sống bận rộn của tôi, tôi vô tình làm vỡ chiếc nhẫn kim cương đầu tiên. Và vào ngày sinh nhật 48 của tôi, chồng tôi đã làm tôi ngạc nhiên, lần này anh tặng tôi chiếc nhẫn kim cương hình bầu dục.

Nhưng nó có một vết sướt nên tôi phải đem lại công ty bảo hành. Tôi cảm thấy rất lo về viên kim cương mà tôi đã mua trước đây. Tôi hy vọng một ngày nào đó viên kim cương bị trầy này sẽ được phục chế và giữ lại cho con cháu tôi để nó nói lên một câu chuyện mới.

Ba mươi lăm là một thời gian dài để lấy nhau.

Tôi không giả vờ là mình được chồng yêu một cách hoàn hảo . . . tôi không nói thế.

Có những giai đoạn khi mà cả hai chúng tôi cảm thấy vô vọng. Có những lời qua lại và có những lúc tình yêu của chúng tôi cảm thấy như viên kim cương bị vỡ. Có những lúc tôi nhìn tình yêu của chúng tôi mà không thấy sự chói sáng hay hứa hẹn gì mà chỉ là các góc cạnh. Nhưng chúng tôi không cứ sống trong thất vọng. Chúng ta trưởng thành.

Chúng tôi vẫn không hoàn hảo, nhưng chúng tôi mạnh mẽ và khỏe mạnh. Chúng tôi kết ước kiên định yêu thương nhau. Chúng tôi cũng nhờ giúp đỡ và đi nhờ tư vấn để có được công cụ và kiến thức. Khái niệm này có ý nghĩa rất hay đó là khi chúng tôi mắc lỗi lầm, chúng tôi vẫn tiến bước bằng cách học từ những lỗi lầm đó. Khi chúng tôi trưởng thành, chúng tôi đảm bảo kết ước của chúng tôi là yêu thương thay vì để xung đột định hình mối quan hệ của chúng tôi. Không ai được lợi gì khi chúng ta giữ lại món nợ và đòi bên kia phải trả món nợ đó.

Suốt nhiều năm, chúng tôi chọn ra những bài học mà tình yêu dạy chúng tôi từ những mảnh vỡ của chúng tôi. Như bất kì mối quan hệ nào, có những lúc chồng tôi đáng trách hơn và có những lúc tôi đáng trách hơn. Mối quan hệ không nên là ai hơn ai khi cân đo đóng đếm những lỗi lầm. Hiếm khi hay lúc nào mà trong mối quan hệ tôi lại bị trách vì yêu thương quá nhiều. Chúng ta luôn chừa chỗ cho sự trưởng thành khi liên hệ đến tình yêu.

Tôi muốn yêu chồng tôi nhiều hơn thay vì hơn thua nhau vì yêu anh (Điều này cũng được). Tôi học được rằng thật nguy hiểm khi cho phép cảm xúc của tôi điều khiển hành động của tôi. Giống như con chó bị xích lại, cảm xúc của chúng ta phải được huấn luyện để làm theo hành động của chúng ta. Điểm mấu chốt muốn nói ở đây là tình yêu là một sự lựa chọn.

Chồng tôi cũng muốn yêu thương tôi. Chúng tôi muốn bày tỏ tình yêu của chúng tôi đối với Chúa bằng cách yêu thương nhau nhiều hơn. Dù cả hai chúng tôi đều chia sẻ ước ao này, nhưng nó sẽ không kết quả khi đặt nhiều đòi hỏi cho nhau. Tôi học bài học này rất lâu trong đời.

Cha mẹ tôi có một cuộc hôn nhân khó khăn. Tôi nhớ đi học về và trên tủ lạnh có dán những coupon, lịch học và danh sách những việc phải làm. Đây là danh sách những thay đổi mà mẹ tôi muốn cha tôi phải làm. Rút tỉa từ kĩ năng làm đại lí bất động sản, bà vẻ ra một bản hợp đồng rất chi tiết. Có ghi ngày hết hạn để cho lối cư xử của cha tôi phải thay đổi. Cha mẹ tôi đều kí vào đó. Mẹ tôi đạt được mục tiêu và sự thao túng của bà được cho là hợp lí để cho hôn nhân lành mạnh. Nhưng hôn nhân của cha mẹ tôi bị tổn thương sâu sa. Tôi có đề cập đó là cha tôi là một người nghiện rượu và người ăn chơi 100 phần trăm. Tờ giấy cam kết vẫn còn giữ khi bạn bè hay gia đình đến thăm.

Tôi không chờ đến thời điểm đã định. Lúc 12 tuổi, tôi biết cha tôi sẽ cố tình vi phạm và mẹ tôi bắt ông phải giải thích để cả hai có thể thoát khỏi một cuộc hôn nhân không có tình yêu. Thời gian hết hạn đến gần và trong vòng vài tháng, cha mẹ tôi li dị.

Không có tình yêu, những mong đợi đã nói chuyện nhau cũng không thể thỏa mãn. Dù đó là tình bạn, mối quan hệ gia đình hay cuộc hôn nhân, tình yêu là nhân tố thể hiện trong sự thương xót và ân điển. Luật pháp không thể được thực thi khi mà những mong đợi của Chúa và hy vọng của Ngài nơi chúng ta mà chúng ta lại không đáp ứng nổi. Dẫu vậy, vẫn luôn luôn có những người vượt qua những văn tự của luật pháp và kinh nghiệm sự tốt lành của Chúa. Những phụ nữ như Ra-háp và Ru-tơ và những người nam như Đa vít và Áp-ra-ham đều có thể giữ luật pháp của Chúa trong lòng họ ngay cả khi đời sống của họ thì không đủ tiêu chuẩn. Không phải là chuyện tình cờ mà những thánh tổ này là những anh hùng đức tin, vì đức tin hành động bởi tình yêu.

Và hy vọng không làm hổ thẹn. Vì tình yêu thương của Đức Chúa Trời đổ đầy lòng chúng ta bởi Đức Thánh Linh là Đấng đã được ban cho chúng ta. (Rô 5:5)

Khi chúng ta yêu thương, người ta không chỉ nghe nói đến mà còn nhìn thấy nó.

Tình Yêu Hướng Ngoại

Có phải bạn nhỡ cuộc gọi không? Tôi có. Tôi nhỡ không nghe tiếng người ta gọi, giọng nói của họ. Mới đây, tôi được thôi thúc để gọi cho một người. Đó là một cô gái đẹp mà tôi chuẩn bị để tổ chức một hội nghị cho cô. Giây phút cô trả lời điện thoại tôi biết cô đang khóc. Chúng tôi nói chuyện. Chúng tôi cầu nguyện. Trong giây phút đó, cô cần một người bằng xương bằng thịt. Nếu tôi nhìn cô trên mạng xã hội thì tôi không hề đoán được nỗi đau của cô. Bạn không thể nghe ai đó khóc trên bức hình.

Mạng xã hội là một mạng lưới. Nó không thể thay thể cho sự tiếp xúc hay nói chuyện của con người. Dùng nó để tăng cường các mối quan hệ thay vì để thay thế mối quan hệ.

Nói chuyện với thính giả qua mạng xã hội không có nghĩa là chúng ta bỏ qua những tiếp xúc mặt đối mặt. Làm được cả hai thì thật khó. Nếu bạn phải chọn giữa hai thì hãy nói chuyện với người mà bạn gặp. Tôi thật sự hơi lo là chúng ta đã tạo ra một văn hóa “nhân vật nổi tiếng” nhằm xây một bức tường ảo mà vô tình loại trừ nhiều người.

Chúng ta hãy xây những hàng rào bảo vệ nhau thay vì xây những bức tường ngăn cách nhau. Điều này có nghĩa là đặt ra những giới hạn thay vì đưa ra những ngăn cản. Nhóm từ “những hàng rào tốt sẽ tạo ra những láng giềng tốt.” là có ý nói tôn trọng đất đai, bầy súc vật và ranh giới của nhau. Hàng rào được dựng lên để giữ cho bầy súc vật chứ không để xua đuổi con người. Những bờ ruộng được chia ra nhưng vẫn giữ có khoảng cách. Khi liên hệ đến mạng xã hội, chúng ta cần đặt ra những hàng rào đúng vị trí. Có những giới hạn chúng ta có thể leo qua nhưng đồng thời nó cũng giữ chúng ta an toàn khỏi thú dữ.

Chúng ta không nên phí thì giờ nói chuyện với số đông đến độ chúng ta đánh mất nghệ thuật nói chuyện với nhau. Hãy gọi điện cho ai đó. Hãy gõ cửa nhà thăm viếng. Hãy ôm chào ai đó.

Hãy nói chuyện với người lạ . . . bạn đã làm chuyện này trên mạng xã hội. Hãy nói chuyện với người thật việc thật ở cửa hàng. Hãy chạm vào tay họ. Hãy tựa vào và hôn chồng, hôn con và hôn cháu. Hãy gắn kết với họ và lưu lại trong điện thoại của mình. Khi chúng muốn đi xem xô diễn, hãy đi với chúng. Hãy nhìn vào mắt người khác và nhìn thấy họ. Rất dễ để ganh ghét từ xa, nhưng tình yêu đòi hỏi sự gần gũi. Chúa Giê-su là mẫu mực của chúng ta, và Ngài không hề sợ đến gần chúng ta hơn.

Trở Nên Kiên Định Trong Tình Yêu

Tôi biết có rất nhiều câu, nhưng đoạn Kinh Thánh sau là từ sách Rô ma, tóm tắt cách làm chúng ta yêu người khác. Hãy yêu tha thiết, hãy tôn trọng, hãy sốt sắng, hãy hy vọng, hãy kiên định, hãy rộng lượng, hãy hiếu khách, đừng nên báo thù, hãy khiêm nhu, hãy hòa thuận và nhận ra nhu cầu của kẻ thù. Hãy yêu thương nhờ ơn Chúa, như chúng ta đã được Chúa yêu.

Nào chúng ta hãy biến Rô ma 12 thành lời cầu nguyện của chúng ta bằng cách xin Đức Thánh Linh chỉ cho chúng ta những chỗ nào tấm lòng chúng ta cần được khai phóng.

Lạy Cha yêu dấu,

Con muốn yêu cách mà Ngài yêu. Con chọn . . .

Lấy tình huynh đệ mà thương yêu nhau cách mặn nồng. Hãy kính nhường nhau với lòng tôn kính, hãy nhiệt thành, chớ rụt rè. Phải có lòng sốt sắng, phải phục vụ Chúa. Hãy vui mừng trong niềm hy vọng; kiên trì trong cơn hoạn nạn, kiên tâm cầu nguyện, Hãy dự phần cung cấp các nhu cầu cho các thánh đồ, chuyên cần tiếp khách. Hãy chúc phước cho kẻ bắt bớ anh chị em, hãy chúc phước, đừng nguyền rủa. Hãy vui với những người vui, khóc với những người khóc. Hãy sống hòa thuận với nhau. Đừng lo nghĩ những chuyện cao xa, nhưng hãy tự hạ, hòa mình với những người hèn mọn. Đừng tự cho mình là khôn ngoan. Đừng lấy ác báo ác cho ai cả; hãy làm điều thiện trước mặt mọi người. Nếu có thể được, anh em hãy hết sức sống hòa thuận với mọi người. Anh chị em thân yêu, đừng tự báo thù ai, nhưng hãy nhường chỗ cho cơn thịnh nộ của Chúa, vì Kinh Thánh đã chép: “Sự báo trả thuộc về Ta; Ta sẽ báo ứng! Chúa phán vậy. Nhưng nếu kẻ thù anh chị em đói, hãy cho ăn, có khát hãy cho uống vì làm như vậy là anh chị em chất than hồng trên đầu nó. Đừng để điều ác thắng mình nhưng hãy lấy điều thiện thắng điều ác. (Rô-ma 12:10-21)

Pin It

Related Articles

Chúng tôi đang phát hành nhiều nhạc Music Video mới trên

Thông Tin

Mục Vụ Chia Sẻ Niềm Tin, Hy Vọng & Tình Yêu www.quangharvest.com  Email: info@quangharvest.com

Được lập nên từ tháng 05 năm 2015, là mục vụ nhằm truyền bá Tin Lành của Chúa trên các mạng xã hội cho tất cả mọi người ở khắp mọi nơi. Nguyện xin Chúa ban phước trên mục vụ ngày càng được mở rộng hơn.

Thống Kê Trực Tiếp 131 Quốc Gia

We have 3028 guests and no members online

Your Language