08a. Lời Nói Như Đá Kim Cương - Lisa Bevere
Khi bạn ném một viên đá, sau đó bạn không thể mang nó lại, nhưng bạn chịu trách nhiệm về việc nhặt viên đá và ném nó, vì nguồn gốc của hành động là nằm trong bạn. Aristotle
Những lời nói của chúng ta tạo ra sóng âm giống như ném viên đá vào một đại dương gọi là thế gian. Cũng như khi khả năng tiếp cận chúng ta với tấm lòng và tâm trí của người khác gia tăng thì chúng ta cũng cần sự khai trình và sự khôn ngoan thể ấy.
Mới đây tôi nghe có một cơn lốc rác thải rất lớn ở Thái Bình Dương. Một số nguồn nói nó lớn hơn vịnh Mexicon; nguồn khác nói nó lớn bằng bang Texas. Chuyện này được nói đến là lượng rác thải khổng lồ ở Thái Bình Dương. Rác chất cao lên đến hàng dặm và ước chừng 8.3 tỉ tấn. Số lượng rác thải trôi nổi trên đại dương, bị cuốn vào bờ. Rác thải bằng nhựa mất tới hàng trăm năm mới tiêu hủy được, nên có rất nhiều mối bận tâm về số lượng rác thải nhựa trong đại dương sẽ lấn áp hết sự sống ở đại dương tới năm 2050. Khi các rác thải nhựa bị nát ra từng mảnh, các con hải cẩu và sinh vật biển sẽ ăn phải.
Chất nhựa này sẽ đi vào bụng của các sinh vật biển này và sau đó con người ăn phải. Ngoài việc chất thải này hủy diệt sự sống biển và có nguy cơ đầu độc con người thì thảm họa này còn làm cho việc kiểm soát đại dương khó khăn. Vấn đề của tôi là rác thải nhựa không bao giờ bị tiêu hủy và theo thời gian, vấn nạn này sẽ khó nhận ra và rất nguy hiểm.
Tôi đưa ra sự tương đồng giữa vấn nạn rác thải nhựa và những lời nói độc hại và gây ô nhiễm của chúng ta.
Leonardo da vince nói lại kiến thức của Aristotle:
Nếu bạn ném một viên đá trong hồ . . . các gợn sóng sẽ lan vào bờ và dội lại nơi mà viên đá rơi và khi gặp gợn sóng khác nó giao nhau . . . Trong một cái hồ nước nhỏ cùng một gợn sóng sẽ cứ lặp lại sự chuyển động như thế.
Chuyển động và dội lại. Có phải lời nói chúng ta phát huy chính nghĩa của Đấng Christ hay khiến người khác bị dội lại? Ước gì những viên đá của chúng ta chỉ giới hạn trong cái hồ nhỏ! Nhưng ôi cha! Nó rơi xuống và tạo ra những con sóng trong cả một vũ trụ nước. Chúng ta sống trong một thời đại khi mà dù chúng ta có ném viên đá xa bao xa đi nữa, tác động của nó sẽ được cảm nhận ngay trên những bờ vực của chúng ta. Nếu chúng ta truyền thông niềm tin của chúng ta trong tình yêu của Thiên Chúa, thì vô số những phúc lành sẽ khởi động. Nếu chúng ta ném những viên đá phỉ báng và đàm tiếu, thì những con sóng đó sẽ trở lại chúng ta dưới cùng một hình thức.
Những lời nói là sự tín thác thánh thiện đến từ Đấng Tạo Hóa. Không ai có quyền ném bất cứ điều gì họ cảm nhận lúc đó vào cái đại dương dư luận và rồi bắt người khác chịu trách nhiệm phải dọn dẹp rác thải đó. Việc làm thật ra không khác gì gạn lọc. Chúng ta phải chịu trách nhiệm về những lời mà chúng ta nói ra. Điều này kể cả những gì chúng ta viết, chúng ta nói, chúng ta đăng trên mạng và chúng ta tường thuật. Ân điển không loại trừ những lời cảnh báo của Tân ước. Hãy lắng nghe Gia-cơ:
Thưa anh chị em, trong anh chị em không nên có nhiều người làm thầy vì biết rằng mình sẽ bị xét đoán nghiêm khắc hơn. (Gia 3:1)
Giảng dạy bao gồm việc truyền tải, truyền thông, giải thích, chỉ tỏ, giáo huấn, giáo dục, làm sáng tỏ và chứng minh. Câu này không chỉ dành cho các giáo sư. Nếu chúng ta làm bất cứ việc nào trong số các việc trên, lời cảnh báo này dành cho chúng ta. Đăng tải trên mạng xã hội, trên trang blog và giảng dạy ở hội thánh địa phương phải được thực hiện trong tinh thần của lẽ thật, trong sự khôn ngoan và sự khai trình về mối quan hệ lẫn về thần học. Mọi thứ chúng ta viết, dạy và nói phải phù hợp với mưu định của Kinh Thánh.
Quan Điểm Khác Luận Điểm?
Để vững vàng trong lời nói đòi hỏi khả năng phân biệt giữa quan điểm và lẽ thật. Quan điểm rất dễ để đề ra nhưng rất khó để tuân giữ. Nếu chúng ta không cẩn thận, việc đưa ra quan điểm và đón nhận quan điểm trở thành cơn nghiện. Chúng ta tùy hứng xen vào những gì mà mọi người suy nghĩ và cảm nhận. Cùng lúc, chúng ta có khả năng ném ngay bất kì quan điểm nào chúng ta bác bỏ vào đại dương quan điểm. Thật phấn khởi khi nghe những gì mà mọi người nói, đặc biệt khi họ nói với chúng ta. Nhưng đây là chỗ tôi cảnh báo bạn: đừng để quan điểm của những người xa lạ có quá nhiều ảnh hưởng lên bạn.
Đừng để những người xa lạ làm tổn thương bạn bằng những mũi tên của những lời bất cẩn của họ. Đừng cho phép cộng đồng ảo tiếp cận với bạn quá nhiều hơn là con người thật của bạn. Bạn được sinh ra để san bằng (scale) ngọn núi, không chỉ sacan điện thoại. Bạn được sinh ra để kết nối mặt đối mặt, chứ không phải nối kết trên mặt màn hình. Hãy nói Lời Đức Chúa Trời thay vì chỉ vang vọng nó bằng những lượt câu like và lượt người xem.
Những thứ này không phải là sai nhưng nó chưa đủ. Bạn được tạo dựng để tham gia vào.
Đừng vướng vào cái bẫy so sánh khi sâu xa trong lòng bạn khao khát điều gì đó hơn nữa. Bạn được kết nối với Đấng Tạo Hóa. Tại sao lại nghe những người lạ khi mà bạn được mời đến sự nói chuyện thân mật với Đấng Chí Cao? Đức Chúa Trời đã mời bạn bước vào chính sự hiện diện của Ngài. Tại đó, không còn so sánh và phân tâm, Đức Thánh Linh sẽ thở sự sống vào bạn và nâng bạn trên đôi chân của mình và đổ đầy miệng bạn bằng chính Lời của Ngài. Hãy dọn lòng trong đời sống bạn cho Đức Thánh Linh của Đức Chúa Trời.
Chúng ta sống trong một thời đại khi mà có nhiều quan điểm hơn là sự thuyết phục, thật khó lường. Quan điểm cứ lôi kéo và thúc đẩy chúng ta, trong khi đó sự thuyết phục vững lập chúng ta. Sự thuyết phục gắn chặt với hệ thống niềm tin. Quan điểm thì trôi nổi, giống như bèo bọt trên đại dương. Quan điểm là nói về điều gì đó hay về ai đó và hợp với trào lưu đang xảy ra trong một nền văn hóa. Là cơ đốc nhân, chúng ta phải có những sự thuyết phục được nhào nặn bởi Kinh Thánh, và những sự thuyết phục này nhào nặn quan điểm của chúng ta. Đừng cho phép quan điểm nhổ bật những sự thuyết phục của bạn.
Cương Quyết
Hãy tỉnh thức, hãy vững vàng trong đức tin, hãy can đảm và mạnh mẽ. (1 Cô 16:13)
Cương quyết nghĩa là gì? Nghĩa là kiên định, không dời đổi, không thỏa hiệp và nhất quán.
Mẫu người có tính cách cảm tính, theo trực giác và nhận thức sâu sa, mà người ta gọi là mẫu nhân cách ENFP, là một thách thức cho tôi. Mặc định của tôi là trút hết cảm xúc của tôi và của mọi người vào ngay trung tâm điểm của đời sống tôi. Tôi muốn mọi người phải là người đúng, cảm nhận đúng, phải hạnh phúc, phải được lắng nghe và phải được cho vào. Cùng lúc, tôi đánh giá cao quan điểm và nhiệt thành với những vấn đề thời sự được trao đổi bên ly cà phê sáng của tôi. (Vâng, điều này mất nhiều thời gian!) Tôi sẽ cụt hứng nếu chuyện đó không hợp với Lời Chúa. Nhưng không có vậy thì tôi giống như con diều không dây, bay bổng lên mây một lúc rồi rơi xuống. Tôi phải chú ý quyết định quan điểm của tôi sẽ phục dưới những sự thuyết phục của tôi. Nếu không phải vậy, thì bất cứ thứ gì thuộc về văn hóa đời này có thể cài bẫy tôi.
Mạng thông xã hội có thể vừa ca tụng điểm yếu lẫn điểm mạnh của chúng ta. Cách đây nhiều năm, tôi vướng vào chuyện to tiếng qua lại trên Facebook. Tôi làm việc dưới cảm giác rằng có lẽ tôi không phân bua đủ và nếu tôi làm sáng tỏ thêm thì mọi người tranh luận với tôi sẽ rõ. Tôi đã không đi tới đâu vì vô tình tôi dính vào những tranh luận không có hồi kết thúc (Tôi nói với bạn chuyện này là thật đấy!)
Tôi chỉ dừng lại vì một trong các con trai tôi tình cờ quan sát những trao đổi, nắm lấy chiếc điện thoại và giải thích, “Mẹ ơi, người ta không muốn hiểu. Họ muốn cãi với mẹ trước vô số người. Người ta dùng diễn đàn của mẹ để tấn công mẹ. Hãy chấm dứt nói chuyện với họ! Hãy khóa lại đi.”
Tôi thắc mắc không biết tôi có khóa ai chưa. Chuyện này có phải vậy không? Không, trong trường hợp này, cần phải ra tay để bảo vệ diễn đàn của tôi và những người thăm trang của tôi. Có sự khác nhau lớn giữa truyền thông xã hội và truyền thông thù nghịch.
Đây là một khải thị khi nói như thế.
Những gì chúng ta thảo luận không phải là vấn đề có tầm quan trọng đời đời. Nó là vấn đề quan điểm thay vì niềm tin cốt lõi. Tất cả chúng ta đều thấy mạng xã hội lôi kéo đám đông gây náo loạn về một cá nhân hay một vấn đề nào đó . . . rất nhanh. Kết quả là tôi đã học để có những sự thuyết phục vững vàng và có những quan điểm mềm dẻo.
Mạng xã hội là một trong những lĩnh vực nơi mà sự thách thức kích động là thách thức lớn nhất. Bạn được phép đăng tải và phát tán. Nhưng hãy dùng ân tứ lời nói để chúc phước, thêm sức, khích lệ và hướng dẫn. Hãy theo những người nào làm thế. Hãy xác nhận những gì tốt đẹp, tương tác với những gì lành mạnh, hãy hỏi những câu hỏi một cách tôn trọng, nhưng hãy sống để làm đẹp lòng Chúa, chứ không phải hài lòng con người. Chúng ta được cảnh báo trước trong Kinh Thánh:
Con nên biết trong thời kỳ cuối cùng sẽ có những giai đoạn khó khăn. (2 Ti 3:1)
Bản dịch King James Version, câu này đọc, “Cũng hãy biết điều này” và mô tả thời kì là “nguy hiểm”. Bản English Standard Version khuyên chúng ta, “Hãy hiểu điều này. . . sẽ có những thời kì khó khăn.” Bản dịch The Message dịch, «Đừng ngây thơ. Sẽ những thời kì khó khăn phía trước.»
Theo tôi hiểu, sự khó khăn đã bắt đầu rồi. Sự sa sút luôn bắt đầu bằng sự xuống cấp cả một hệ thống hạ tầng và lẽ thật. Khi chúng ta kiên định trong lẽ thật của Chúa Giê-su là con đường, chúng ta hãy học trở nên vững chãi trong lời nói dựa trên sự thuyết phục của chúng ta. Chúng ta hãy biến sứ điệp của Phao lô cho hội thánh đầu tiên thành của mình:
Thưa anh chị em, là những người được Đức Chúa Trời yêu quí, chúng tôi biết rằng Đức Chúa Trời đã chọn anh chị em. Vì Phúc Âm chúng tôi đã truyền cho anh chị em không phải chỉ bằng lời nói nhưng bằng quyền năng, nhờ Đức Thánh Linh và đầy lòng tin quyết. Anh chị em biết rõ, khi ở giữa anh chị em, chúng tôi đã sống như thế nào để lợi ích cho anh chị em. Anh chị em cũng đã bắt chước chúng tôi và theo gương Chúa. Dù gặp nhiều hoạn nạn, anh chị em đã đón tiếp Lời Chúa với niềm vui của Đức Thánh Linh. (1 Tê 1:4-6)
Này là lúc chúng ta lắng nghe và tôi thách là nên vâng lời - Đấng ban cho chúng ta đặc quyền nói ra. Chính Đấng làm lộn xộn thứ tiếng cách đây nhiều thế kỉ tại tháp Ba-bên cũng có thể làm chúng ta im tiếng, nhưng thay vào đó Ngài chọn dạy bảo chúng ta hãy dùng ân tứ lời nói của Ngài.
Khi tôi đang viết cuốn sách Không Có Đối Thủ, tôi đang viết một chương nói về một chủ đề mà tôi không thể trung lập về chuyện này: phái tính. Trong bản thảo, tôi đối chất một cách hệ thống về cái nhìn méo mó của một nhà lãnh đạo khác, tin rằng tôi không cần phải xin lỗi. Cách diễn đạt của tôi có rất nhiều lời đối chất qua lại cho đến khi tôi nhận ra rằng tôi lạc vào một rừng quan điểm, nên tôi gởi chương đó cho một trong những người bạn tôi tin cậy.
Cô ta nhẹ nhàng khuyên tôi là những lời lẽ của tôi thành ra những lời la mắng. Không biết sao tôi đi từ chỗ viết lách tới chỗ chỗ la trách, và khi làm vậy, tôi kéo độc giả vào chỗ xung đột. Cô ta chỉ ra phần nào lên gạch bỏ . . . hết gần nửa chương. Tôi lắng nghe. Tôi chỉnh sửa. Tôi vui là tôi đã làm. Không ai trong chúng ta liều lĩnh lạc vào một rừng quan điểm. Tất cả chúng ta đều cần người khác trong đời sống chúng ta, là những người sẽ nói cho chúng ta điều mà chúng ta không muốn nghe. Những người này là những người chúng ta có mối quan hệ thực sự. Những người mà có thể liên lạc với chúng ta và có số điện thoại của chúng ta. Những người mà chúng ta đầu phục. Vâng, tôi nói thế. Nếu chúng ta không sống đầu phục thẩm quyền nào hết, chúng ta thật sự không có thẩm quyền gì cả. Có được kha khá số lượng người theo mình không đảm bảo là chúng ta có thẩm quyền. Nhưng có một vài người thân cận để khai trình thì sẽ có thẩm quyền.
Chúng ta sống trong một nền văn hóa nơi mà các quan điểm tung ra như hỏa mù và những lời nói như tên lửa nhắm vào cả những người lạ lẫn những người thân. Điều này hoàn toàn trái ngược với lời khuyên tìm thấy trong sách Gia cơ (mau nghe, chậm nói và chậm giận [1:19]). Người ta thường cho phép những lời nói của họ cất cánh bay mà không nhận biết những gì họ nói ra sẽ tác động lên thế giới xung quanh. Trong thời đại dễ dàng tiếp cận và ít khai trình, chúng ta không tài nào biết được những lời nói của chúng ta lan tới đâu hay gây ra hậu quả khó lường. Chúng ta không thể tiếp thu những gì chúng ta không thể lường được.
Tôi tránh xa một số diễn đàn vì Kinh Thánh cảnh cáo chúng ta, “Đừng tham dự vào những cuộc tranh luận điên dại và ngu xuẩn vì biết rằng chúng chỉ sinh ra tranh chấp mà thôi.” (2 Ti 2:23). Nếu tôi không có mọi thông tin, tôi không cần cân nhắc vấn đề. Nếu tôi không chịu trách nhiệm, tôi có thật cần phản ứng không? Các quan điểm của tôi có thể không thuyết phục lắm và trôi theo cảm xúc của tôi về điều gì đó hay về ai đó. Tôi cố gắng (hết sức có thể) không cho phép các quan điểm của tôi về việc nào đó lấn át niềm tin của tôi.
Để được thúc đẩy bởi lẽ thật, không phải quan điểm, chúng ta phải làm quen với lẽ thật tìm thấy trong Kinh Thánh, và đôi khi chúng ta cần sự giúp đỡ để phân biệt. Một người bạn của tôi chia sẻ cô ta đọc một số vấn đề làm cô khó chịu, nhưng cô đã quá thích thú với tác giả nên cô chia sẻ cho chồng mình. Anh ta đọc qua từng chi tiết một và chỉ ra rằng cuốn sách đã thay đổi lẽ thật của Kinh Thánh thành kinh nghiệm của tác giả. Ngay cả sứ đồ Phao lô đối chất Phi-e-rơ khi ông thấy Phi-e-rơ sống một đàng khi ở với dân ngoại nhưng sống một nẽo khi ở với người Do thái. Tất cả chúng ta đều cần những con người nói sự thật.
Sức Mạnh Của Lời Nói
Những lời nói là hạt giống, có thể sản sinh sự sống và sự chết. Những lời nói là những viên đá có thể xây dựng hay phá hủy. Không nên nói chúng ta yêu Kinh Thánh và rồi sau đó những lời nói của chúng ta lại mâu thuẩn. Những lời nói là quí giá - nhưng cũng nguy hiểm.
Tại Trung Đông, việc ném đá là hình phạt tử hình được đón nhận để không ai bị đổ lỗi do gây ra cái chết cho kẻ có tội. Việc ném đá cũng xảy ra trong xã hội Tây phương. Chỉ có điều chúng ta ném kiểu khác. Chúng ta không ném đá . . . chúng ta ném lời nói. Và càng có nhiều người tham gia vào cái trò ném “những lời lăng mạ,” chúng ta càng cảm thấy bớt tội lỗi hơn. Nếu ai cũng nói điều đó, thì không ai thấy tội lỗi gì cả, đúng không?
Nền văn hóa của chúng ta có thể xác nhận lối lí luận này, nhưng chúng ta không thể làm vậy. Chúng ta trả lời cho một mục đích và tiêu chuẩn cao hơn. Chúng ta không phải là công dân thuộc thế giới này. Chúng ta là đại sứ của một nước đời đời. Chúng ta hiểu sức mạnh của lời nói ngay cả quả đất này không hiểu được. Chúng ta không thể ném đá người khác, vì chúng ta biết quá rõ chuyện này và những ai biết rõ sẽ được ban ơn để làm tốt hơn.
Ngọn đèn của Lời Chúa và sự dẫn dắt của Đức Thánh Linh là cần thiết nếu chúng ta phải xoay sở với một rừng quan điểm. Những lời dối trá được nguy trang dưới sự lộn xộn. Tôi không có hết mọi câu trả lời, và không thể nào để tôi nói hết cho tình huống cá biệt của bạn. Tôi không muốn nói cho bạn cách để hành động; tôi nên chỉ cho bạn nguồn gốc và vị trí mà bạn nên lắng nghe và học hỏi.
Đàm Tiếu
Chúng ta hãy cẩn trọng về những gì chúng ta nói và chấm dứt làm buồn lòng Chúa. Đàm tiếu không bao giờ tôn vinh Chúa, và đôi lúc đàm tiếu xảy ra hầu hết trên mạng xã hội. Lần đầu tiên tôi làm buồn Đức Thánh Linh tôi cảm nhận nó ngay. Không ai cần phải nói cho tôi biết. Chính tôi biết rõ. Tôi không nhớ những gì tôi đã nói. Tôi nhớ những gì tôi cảm nhận. Thình lình, có một sự khó chịu ngay bụng tôi . . . một tín hiệu cảnh báo về nguy hiểm sắp tới.
Điều này tương tự với cảm giác tôi kinh nghiệm lúc còn nhỏ khi tôi nói dối với cha mẹ tôi. Rất nhiều năm rồi kể từ khi tôi cảm nhận như thế. Thật ra, tôi đã phí cả thập kỉ nói những gì tôi muốn nói. Lúc đó tôi không thấy khó chịu gì trước khi tôi nói về điều gì đó về ai đó với giọng điều nịnh hót. Có phải là tôi lặp lại những gì tôi đã thấy hay đã nghe không? Sao tôi cảm nhận điều này khi mà mọi tội lỗi tôi đã được tha?
Những gì tôi không hiểu lúc tôi mới tin Chúa đã thay đổi hoàn toàn khi tôi mời Đức Thánh Linh dạy bảo tôi trong mọi sự. Ngài nhận trách nhiệm này rất nghiêm túc.
Phần lớn chúng ta không hề chủ ý trộm cướp, giết người hay rủa sả người khác, nhưng đàm tiếu khiến chúng ta phạm cả ba thứ trên. Tôi biết miệng tôi đã gây ra cho tôi rắc rối hơn mọi điều khác trong đời sống tôi. Tôi gây rắc rối cho tấm lòng của chồng tôi bằng những lời bất cẩn nhiều lần hơn là tôi nhận ra. Tôi gây rắc rối cho các con tôi bằng những lời nói quá nhu nhược hay quá khắt khe. Tôi đã nói phản đối những điều tôi không có quyền lên tiếng. Tôi cũng biết những lời nói của người khác đã gây ra cho tôi nhiều vấn đề hơn là tôi tưởng.
Những Lời Nói Chữa Lành
Lời nói có thể là một trong những sức mạnh gây dựng nhất và cũng là sức mạnh hủy diệt nhất trên đời này. Nhưng cũng giống như tôi đã bị tổn thương bởi những lời của con người thì Lời Đức Chúa Trời đã chữa lành tôi. Điều này đã xảy ra khi người khác nói lẽ thật của Lời Chúa cho đời sống tôi. Điều này đã xảy ra trong những lần tôi tĩnh nguyện hay cầu nguyện khi đó một đoạn Kinh Thánh hay một câu Kinh Thánh thình lình lôi cuốn tôi. Trong giây phút đó, mọi thứ đều chuyển biến và mắt tôi được mở ra. Khi chúng ta lắng nghe và tin sự khôn ngoan của Đấng Tạo Hóa, chúng ta có cơ hội học điều đúng một cách dễ dàng.
Sống Đạo trong sạch, không ô uế trước mặt Đức Chúa Trời, Cha chúng ta, là chăm sóc cô nhi quả phụ khi họ gặp hoạn nạn và giữ mình khỏi bị thế gian làm hoen ố. (Gia 1:27)
Chúng ta thích câu này. Nhưng chúng ta có thường nghe những lời của câu trước đó không?
Nếu ai tưởng mình sùng đạo mà không kiềm chế lưỡi mình thì người ấy tự lừa dối, theo Đạo như thế thật là vô ích. (Gia 1:26)
Những Lời Lừa Lọc
Đừng liều lĩnh mà làm bẩn những việc bạn làm bằng những lời bạn nói. Gia cơ cho biết nếu chúng ta làm đúng trong lúc chúng ta nói sai, tôn giáo của chúng ta là lừa dối và vô dụng. Tại sao? Vì không gì phơi bày tình trạng của tấm lòng chúng ta cho bằng những gì chúng ta nói.
Xin lỗi, thưa độc giả. Chúng ta phải xử lí thôi.
Sách Gia cơ nói tiếp:
Vì tất cả chúng ta đều vấp phạm nhiều cách. Ai không vấp phạm trong lời nói mới là người toàn hảo, có khả năng kiềm chế cả thân thể. Chúng ta thắng cương vào miệng ngựa để bắt phục nó và điều khiển toàn thân nó. (3:2-3)
Chúa Giê-su là người hoàn hảo duy nhất chỉ nói những gì Ngài nghe Cha nói. Gia cơ, em của Chúa Giê-su dùng hình ảnh rất ấn tượng ở đây. Có sự tương đồng giữa những lời chúng ta nói hoặc không nói và hướng đi của cuộc đời chúng ta. Kế đến ông đi từ chỗ ví sánh con đường đi với việc lèo lái dòng chảy của sông nước.
Hãy xem các chiếc tàu dù lớn lao và bị gió mạnh dập dồi nhưng một bánh lái nhỏ đủ điều khiển nó theo ý người hoa tiêu. (3:4)
Ngay cả khi gió thổi mạnh và cuộc sống dường như quá áp lực, việc nói Lời Chúa sẽ dẫn dắt chúng ta qua những giông bão của cuộc đời.
Cũng thế, cái lưỡi là một chi thể nhỏ nhưng khoe khoang những việc lớn. Hãy xem một mồi lửa nhỏ đốt cháy cả khu rừng lớn biết bao. (3:5)
Đừng có xóa vết tích bản thân mình hay của anh chị em mình.
Trong chiến tranh Thế Giới Thứ Hai, nhóm từ, “Coi chừng thả neo” được dùng để nhắc mọi người về nguy cơ hiểm nguy phát sinh do những cuộc nói chuyện không canh chừng. Người ta cần được nhắc nhở về việc đưa ra thông tin cẩu thả mà kẻ thù có thể dùng tới. Vào thời chiến tranh, chúng ta không hề biết chắc ai sẽ đang nghe lén.
Có phải Đức Chúa Trời muốn phát động điều gì đó trong đời sống bạn mà bạn có lẽ đang chìm sâu trong những lời nói của bạn? Có phải bạn cưỡi ngựa sai hướng?
Có lẽ có sự thăng chức hay cơ hội mà bạn đang hy vọng.
Có lẽ có mối quan hệ mà bạn muốn thấy được chữa lành và phục hồi.
Có lẽ có những lời cầu nguyện mà lời nói và hành động của bạn đang làm giảm thiểu.
Có lẽ bạn đang lên tiếng trong giai đoạn phải lắng nghe.
Có lẽ giọng điệu của bạn không nghe lọt tai lắm.
Có lẽ bạn bắt đầu cuộc nói chuyện đúng với đối tượng sai.
Có lẽ bạn đang ở trong giai đoạn học hỏi.
Có lẽ bạn có nhiều câu hỏi hơn là câu trả lời.
Ma thi ơ 12:36-37 hứa cho chúng ta, “Nhưng Ta bảo các người: Vào ngày phán xét mỗi người sẽ phải khai trình mọi lời nhảm nhí mình đã nói ra. Vì do lời nói, các người được tuyên xưng là công chính và cũng do lời nói, các người bị hình phạt.”
Chúng ta chịu phán xét bởi những gì chúng ta nói và bởi cách chúng ta chọn phản ứng với những gì Chúa Giê-su phán. Tôi muốn những lời của tôi tôn trọng đời sống của Ngài. Rốt cuộc lại, tôi muốn tạo ra các môn đồ, không phải hấp dẫn những khách du lịch tôn giáo.